Dịch vụ trung gian thanh toán là gì? Quy định về trung gian thanh toán

Bên cạnh khái niệm cổng thanh toán trực tuyến thì người dùng cần hiểu rõ dịch vụ trung gian thanh toán là gì, chức năng cũng như quy định về trung gian thanh toán để có thể sử dụng dịch vụ trong thời đại thanh toán không tiền mặt. 

Cổng thanh toán trực tuyến (Payment gateway) là dịch vụ cho phép thanh toán trực tuyến ở các site thương mại điện tử, là công cụ hỗ trợ quẹt thẻ (POS) khi thanh toán online, cho phép mã hóa các thông tin nhạy cảm nhằm đảm bảo thông tin có thể bảo mật và giao dịch thuận tiện giữa người bán và người mua. Đơn vị đứng sau làm nhiệm vụ cung cấp cũng chính là dịch vụ trung gian thanh toán. 

Dịch vụ trung gian thanh toán là gì?

Dịch vụ trung gian thanh toán là hoạt động làm trung gian kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán (theo khoản 10 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010).

Chức năng trung gian thanh toán là thực hiện các hoạt động kết nối thanh toán, truyền dẫn và xử lý dữ liệu từ nền tảng của doanh nghiệp với ngân hàng, giúp khách hàng có thể thanh toán nhanh chóng và dễ dàng tại thời điểm mua hàng online. 

Dịch vụ trung gian thanh toán là gì? Quy định về trung gian thanh toán 1

Có 3 loại loại dịch vụ trung gian thanh toán chính gồm:

– Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử, bao gồm các dịch vụ: chuyển mạch tài chính; bù trừ điện tử; cổng thanh toán điện tử;

– Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán, bao gồm các dịch vụ: hỗ trợ thu hộ, chi hộ; hỗ trợ chuyển tiền điện tử; ví điện tử;

– Các dịch vụ trung gian thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Quy định về trung gian thanh toán

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ thể tham gia quan hệ dịch vụ thanh toán sẽ bao gồm các chủ thể sau đây: Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán.

– Chủ tài khoản thanh toán được biết đến là người đứng tên mở tài khoản. Đối với tài khoản là cá nhân, chủ tài khoản là cá nhân; chủ tài khoản của tổ chức là người đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền của tổ chức mở tài khoản.

– Chủ thể là người nhận tiền (người thụ hưởng thanh toán) được hiểu là người được hưởng một khoản tiền do đã giao hàng hay cung ứng dịch vụ hoặc do luật định hoặc do thiện chí của người khác.

Dịch vụ trung gian thanh toán là gì? Quy định về trung gian thanh toán 2

– Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bao gồm các đối tượng sau:

+ Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là ngân hàng Nhà nước.

+ Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là Ngân hàng).

+ Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô

+ Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là các tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Theo nguyên tắc chung, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên thực tê sẽ có nghĩa vụ thực hiện đúng, kịp thời các uỷ nhiệm của các chủ thể là khách hàng đồng thời giúp cho chủ thể là người trả tiền và người nhận tiền thực hiện việc giám sát các điều kiện thanh toán đã được thỏa thuận.

Trong số các trung gian thực hiện dịch vụ thanh toán thì Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước chính là hai chủ thể cung cấp các dịch vụ thanh toán không thuần túy mang tính chất kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện cung cấp các dịch vụ thanh toán, tổ các quy định của pháp luật về thanh toán qua các trung gian thanh toán cụ thể như: trình tự, thủ tục lập và nộp các chứng từ thanh toán vào các trung gian thanh toán, xác định những điều kiện chi trả tiền của mình và những điều kiện chi trả tiền ấy cũng sẽ cần phải phù hợp với những cam kết hoặc theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, chủ thể là người trả tiền trên thực tế cũng sẽ có quyền khước từ hoặc khiếu nại về số tiền đã trả nếu các chủ thể khác vi phạm những cam kết hay những quy định của pháp luật.

Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (sửa đổi tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-NHNN và khoản 1 Điều 2 Thông tư 20/2016/TT-NHNN). Theo đó, tổ chức không phải là ngân hàng cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. a) Có giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
  2. b) Có Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ của tổ chức phê duyệt, trong đó tối thiểu phải có các nội dung:

(i) Quy trình nghiệp vụ kỹ thuật của dịch vụ đề nghị cấp phép, gồm: Tên, phạm vi cung ứng, đối tượng khách hàng, điều kiện sử dụng, sơ đồ và diễn giải các bước thực hiện nghiệp vụ, quy trình dòng tiền từ lúc khởi tạo giao dịch đến lúc quyết toán nghĩa vụ giữa các bên liên quan;

Dịch vụ trung gian thanh toán là gì? Quy định về trung gian thanh toán 3

(ii) Cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán, gồm: Cơ chế mở và duy trì số dư tài khoản đảm bảo thanh toán, mục đích sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán;

(iii) Quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ; quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật; các nguyên tắc chung và quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; quy trình và thủ tục giải quyết yêu cầu tra soát, khiếu nại, tranh chấp;

  1. c) Có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng;
  2. d) Điều kiện về nhân sự: Người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức đề nghị cấp phép phải có bằng đại học trở lên hoặc có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp tại một trong các lĩnh vực quản trị kinh doanh, kinh tế, tài chính, ngân hàng, luật;

Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các cán bộ chủ chốt thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (gồm Trưởng phòng (ban) hoặc tương đương và các cán bộ kỹ thuật) có bằng cao đẳng trở lên về một trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin hoặc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm;”

đ) Điều kiện về kỹ thuật: Có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin, giải pháp công nghệ phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; hệ thống kỹ thuật dự phòng xây dựng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố và tuân thủ các quy định khác về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng;

  1. e) Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, tổ chức cung ứng dịch vụ phải được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan;
  2. g) Đối với dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán cho các khách hàng có tài khoản tại nhiều ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ phải kết nối với một tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử được Ngân hàng Nhà nước cấp phép để thực hiện chuyển mạch và xử lý bù trừ các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức;

Tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản số 74/GP-NHNN về việc cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho công ty cổ phần AppotaPay. Theo giấy phép, công ty cổ phần AppotaPay (mã số doanh nghiệp: 0107150713) có địa điểm đặt trụ sở chính tại: số 11, ngõ 71 Láng Hạ, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.  Các dịch vụ trung gian thanh toán được NHNN cấp phép là: ví điện tử; cổng thanh toán trực tuyến; thu hộ chi hộ.

Dịch vụ trung gian thanh toán là gì? Quy định về trung gian thanh toán 4

Cho đến nay AppotaPay không ngừng phát triển, phấn đấu vươn lên, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng và xã hội, đóng góp lớn vào định hướng phát triển thanh toán không sử dụng tiền mặt tại Việt Nam. 

Phần kết: Thông qua bài viết trên đây, chúng tôi chắc chắn bạn đọc đã có cái nhìn toàn diện và đầy đủ nhất để trả lời cho câu hỏi dịch vụ trung gian thanh toán là gì, quy định về trung gian thanh toán cũng như điều kiện để cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hiện nay. Nếu thấy hữu ích, đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé.

Nguồn bài: Tổng hợp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here