Kinh doanh ví điện tử: Chia sẻ, nhận định từ các doanh nghiệp

Được khách hàng đón nhận khá nhiệt tình nhưng các doanh nghiệp kinh doanh ví điện tử cho biết hiện nay thị trường này vẫn còn vô vàn khó khăn phải đối mặt trong thời gian tới.

Tổng quan thị trường: Cơ hội của các bên kinh doanh ví điện tử

Theo bản báo cáo thị trường: “Ứng dụng di động 2021”, những thông tin nổi bật về “Ứng dụng di động 2021” tại thị trường Việt Nam bao gồm:
  • Trung bình mỗi người Việt Nam dành 6,5 giờ sử dụng Internet mỗi ngày, trong đó khoảng 3 giờ 18 phút là truy cập thông qua điện thoại di động.
  • Người Việt đang có xu hướng tải và sử dụng nhiều ứng dụng di động hơn sau đại dịch. Cụ thể mỗi người dành trung bình 5,1 giờ để sử dụng các ứng dụng di động, tăng 25% so với năm 2019.
  • Ví điện tử cũng là một trong những hình thức thanh toán phổ biến hơn rất nhiều sau đại dịch. Tại Việt Nam, 3 ví điện tử phổ biến là Momo, ViettelPay và ZaloPay đều có lượt tải tăng trưởng bằng 40 – 60% trong năm 2020.

Mời bạn xem thêm: https://news.appotapay.com/diem-danh-cac-vi-dien-tu-thong-dung-nhat-o-viet-nam-nam-2021/

  • Thương mại điện tử trên di động đang tăng trưởng nhanh chóng, dự báo năm 2021 sẽ đạt doanh thu 7 tỉ USD và có xu hướng sẽ vượt qua nền tảng desktop trong vài năm tới.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang hướng tới một nền kinh tế 90% không dùng tiền mặt vào bằng cách giảm các giao dịch tiền mặt và tăng thanh toán điện tử. Theo đó, ít nhất 50% tổng số hộ gia đình ở thành phố sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử cho giao dịch hàng ngày. Là một phương tiện thanh toán trung gian, ví điện tử sẽ góp phần quan trọng để Việt Nam thực hiện được mục tiêu đề ra.

Kinh doanh ví điện tử: Chia sẻ, nhận định từ các doanh nghiệp 1

Mô hình kinh doanh ví điện tử phục vụ người dùng như thế nào?

Ra đời năm 2008 trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử đang cần những công cụ thanh toán phù hợp, mô hình kinh doanh ví điện tử được kỳ vọng giúp người mua và người bán kết nối nhanh chóng với nhau.
Đây là một loại tài khoản điện tử dùng để thanh toán các giao dịch trực tuyến, giúp người dùng thanh toán các loại phí trên Internet như hóa đơn tiền điện, tiền nước, cước Internet, cước truyền hình cáp, mua vé máy bay, thanh toán vay tiêu dùng, chuyển tiền, mua sắm online,…
Tính đến nay, Việt Nam có 44 tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép kinh doanh ví điện tử. Điều này đã đáp ứng cơ bản nhu cầu thanh toán của người tiêu dùng trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Kinh doanh ví điện tử: Chia sẻ, nhận định từ các doanh nghiệp 2

Nhận định của các doanh nghiệp kinh doanh ví điện tử tại Việt Nam

Ông Đào Tuấn Anh, Giám đốc AppotaPay, nhận định Việt Nam là một trong những thị trường ứng dụng thanh toán di động tiềm năng, phát triển nhanh trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường ví điện tử đang ngày càng khốc liệt và khó khăn hơn với nhiều tên tuổi đã ra nhập thị trường từ lâu và có vốn đầu tư lớn từ nước ngoài. Trong khi phần lớn hoạt động giao dịch hiện tại của Việt Nam vẫn thực hiện qua tiền mặt, các công nghệ thanh toán số trong nước đã phát triển nhanh chóng.

Chính phủ cũng khuyến khích người dân sử dụng các công cụ thanh toán điện tử, hướng đến mục tiêu trở thành nền kinh tế không tiền mặt vào năm 2027.

Người dùng, đặc biệt là giới trẻ sẽ dần thay đổi thói quen và hành vi, đặc biệt đối với việc mua sắm online thông qua livestreaming (truyền phát trực tiếp) nên các đơn vị e-commerce (thương mại điện tử) và online payment (thanh toán trực tuyến) có thể kết hợp với các khuyến mãi nhất định để thúc đẩy người dùng thanh toán online nhiều hơn.

Kinh doanh ví điện tử: Chia sẻ, nhận định từ các doanh nghiệp 3

Theo ông Nguyễn Đắc Việt Dũng, Chủ tịch Công ty Ví FPT, đơn vị sáng lập ra Sendo.vn, cũng dự kiến cơ hội phát triển của doanh nghiệp này là hơn 100% mỗi năm.

Lợi thế mà Ví FPT có được là thừa hưởng danh mục khách hàng từ Sendo.vn, FPT Telecom, FPT Retail, FPT Online… chuyển sang. Trước mắt, hơn 10.000 cửa hàng kinh doanh trên sàn giao dịch Sendo.vn đã sử dụng Ví FPT để quản lý hoạt động thanh toán. Ước tính, nhờ Ví FPT, giá trị giao dịch trên Sendo.vn có thể tăng trưởng 30-40%. Lâu dài hơn, có khả năng hàng triệu khách hàng sử dụng Internet, dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến Fshare, quảng cáo trực tuyến… của FPT cũng sẽ sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử từ Ví FPT.

Theo đại diện MoMo, thách thức lớn nhất của một công ty khi bước vào khai thác ví điện tử đó là phải thay đổi thói quen, hành vi của người tiêu dùng. Để giải bài toán hóc búa này, các thành viên trong ban lãnh đạo đôi khi phải ngồi hàng giờ để phân tích, giải thích cho từng khách hàng về cách sử dụng ví.

Payoo của VietUnion có lợi thế về độ phủ của thị trường. Không cần có tài khoản ngân hàng, chỉ cần mua các thẻ thanh toán do Payoo phát hành, người tiêu dùng có thể  trả các hóa đơn trực tuyến, hóa đơn mua hàng tại các cửa hàng tiện lợi như Circle K, B’s mart, FamilyMart, VinMart+ hay đặt vé máy bay, vé xe khách… Riêng MoMo của M_Service chọn lĩnh vực trung gian thanh toán qua kênh thiết bị di động…

Với thế mạnh và chiến lược riêng, đặt trong bối cảnh dịch vụ thanh toán trực tuyến đang có nhiều cơ hội phát triển, mỗi doanh nghiệp đều chọn chiến lược kinh doanh của ví điện tử riêng cho mình. Thậm chí các công ty không ngại phải cạnh tranh với nhau, kể cả với ngân hàng. Bởi ngân hàng chỉ cung cấp dịch vụ cho khách hàng của mình, trong khi các công ty trung gian thanh toán ví điện tử có phạm vi hoạt động đa dạng hơn.

Tuy nhiên, việc tham gia vào lĩnh vực này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng được nhiều điều kiện kinh doanh ví điện tử khác nhau. Các điều kiện này bao gồm:

  • Khả năng kết nối cao (với ngân hàng, các công ty viễn thông, công ty điện, nước, kho bạc, thuế, bệnh viện, trường học, các hãng vận tải…)
  • Đầu tư hạ tầng kỹ thuật để bảo mật thông tin và cho phép thanh toán trên nhiều phương tiện (máy tính, điện thoại di động) thông qua nhiều kênh giao dịch (dịch vụ ngân hàng qua mạng Internet, ngân hàng di động, thẻ thanh toán…).

Kinh doanh ví điện tử: Chia sẻ, nhận định từ các doanh nghiệp 5

Có thể thấy, các doanh nghiệp kinh doanh ví điện tử ngày nay được đòi hỏi phải đa dạng hóa và tối ưu dịch vụ nhằm đứng vững trên thị trường fintech cạnh tranh vô cùng khốc liệt.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here