Ngành thương mại điện tử thế giới đã và đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của 2 ông trùm Amazon và Alibaba với doanh thu khủng tới mức có đối thủ nào có thể cạnh tranh nổi. Mặc dù là vậy nhưng giữa Alibaba và Amazon vẫn có sự khác biệt không hề nhỏ. Đó là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay bên dưới bài viết sau.
Alibaba.com ra đời từ năm 1999 và là sàn thương mại điện tử thuộc tập đoàn Alibaba do Jack Ma sáng lập. Alibaba đi theo mô hình B2B – kết nối doanh nghiệp nhiều hơn là với khách hàng. Sau khi đăng ký tài khoản trên Alibaba, các doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động giới thiệu, tìm kiếm khách hàng, trao đổi buôn bán và trực tiếp thanh toán trên hệ thống này.
Ngược lại, Amazon.com là sàn thương mại điện tử thuộc công ty Amazon.com Inc tại Mỹ và hoạt động theo mô hình B2C. Amazon được ví như một cửa hàng bán lẻ đa năng, cung cấp cho khách hàng tất cả mọi thứ mà họ cần.
Contents
Điểm giống nhau giữa Amazon và Alibaba
Nếu không phải là một người trong ngành thì bạn khó có thể biết được điểm tương đồng giữa Alibaba và Amazon. Có thể kể đến như:
– Đều là các tập đoàn thương mại điện tử lớn mạnh top đầu hiện nay.
– Cùng có hệ thống thanh toán độc quyền.
- Với Amazon, bạn có thể thanh toán qua Amazon Pay. Hệ thống này cho phép người dùng có thể mua các mặt hàng trên các trang khác không phải Amazon bằng tài khoản Amazon.
- Với Alibaba, Alipay cung có hơn 700 triệu người dùng hoạt động và sử dụng hệ thống thanh toán trực tuyến và di động.
– Đều là những tập đoàn có kinh nghiệm về thị trường thương mại điện tử, sở hữu nguồn lực tài chính mạnh và luôn muốn vươn rộng cánh tay ra toàn cầu.
So sánh Amazon và Alibaba, sự khác biệt nằm ở đâu?
Bên cạnh điểm chung kể trên thì chắc chắn rằng Alibaba và Amazon đều sở hữu những thế mạnh của riêng mình.
Về đối tượng
Alibaba và Amazon có đối tượng hướng đến khác nhau. Theo đó Alibaba là địa chỉ trung gian kết nối giữa người mua và người bán trên trang thương mại điện tử thì Amazon lại là nơi bán trực tiếp cho người tiêu dùng từ các sản phẩm mới cho đến các sản phẩm đã qua sử dụng.
Được coi là hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, Amazon hoạt động theo mô hình kinh doanh “động”, nghĩa là hãng vừa bán lẻ trực tiếp nhưng cũng kinh doanh online.
Trong mảng bán lẻ, Amazon sẽ nhập một phần hàng hóa và tập kết tại một trong những hệ thống nhà kho trải rộng trên toàn thế giới. Vì mua sỉ và có vị thế lớn trong ngành bán lẻ, giá mua hàng một số dòng sản phẩm của Amazon sẽ rẻ hơn so với các hãng bán lẻ khác.
Trong khi người tiêu dùng Mỹ là đối tượng khách hàng truyền thống của Amazon thì thị trường Trung Quốc lại là sân nhà của Alibaba. Mặc dù kinh doanh trên nhiều mảng, nhưng bán lẻ trực tuyến vãn là cốt lõi của tập đoàn này. Trong mảng bán lẻ trực tuyến, Alibaba hoạt động như một nhà môi giới giữa bên bán và bên mua dựa trên sự phổ biến của hệ thống website phát triển bởi hãng.
Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh của Amazon và Alibaba cũng vô cùng khác biệt. Mô hình kinh doanh chủ yếu là B2C (kết nối doanh nghiệp với khách hàng). Còn tại Alibaba, mô hình B2C cũng vẫn được áp dụng (đặc biệt trên Taobao), nhưng tập đoàn này chủ yếu tập trung vào mô hình B2B (kết nối các doanh nghiệp, những người bán hàng với nhau).
Về phí mở cửa hàng
Tại Amazon, phí mở cửa hàng sẽ khác nhau, thông qua các gói như gói người bán (chuyên nghiệp) hàng tháng, phí người bán Amazon, tư cách thành viên Prime hoặc nhiều cách khác.
Còn tại Alibaba, nơi này không quản lý chặt chẽ việc tính phí bán hàng. Điều này thể hiện ở việc trang Taobao thuộc tập đoàn Alibaba miễn phí cho các gian bán hàng. Tuy vậy, nó không hoàn toàn miễn phí vì họ tạo ra doanh thu từ việc người bán trả tiền để xếp hạng cao hơn trên tìm kiếm nội bộ của Taobao. Và đường nhiên, Amazon không tính phí điều này như Alibaba.
Về doanh thu
Amazon là sự kết hợp giữa các cửa hàng trực tuyến và ngoại tuyến, doanh thu đến từ các thương hiệu lớn, bán cá nhân, dịch vụ đăng ký và quảng cáo. Còn Alibaba lấy doanh thu từ thương mại cốt lõi, truyền thông kỹ thuật số, giải trí và tài trợ đổi mới,
Ngoài ra, nếu Amazon có AWS cho mảng điện tử đám mây thì Alibaba cũng có Aliyun. Cả 2 hãng đều đang sử dụng nguồn lực hỗ trợ phần mềm kinh doanh trực tuyến của mình như một sản phẩm mới tiếp thị cho bất kỳ công ty, tổ chức nào có nhu cầu thuê ngoài.
Các khách hàng cũng không thể tìm kiếm sản phẩm của Taobao trên Google hay Baidu – trang tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc, mà chỉ có thể tìm trên Taobao. Mặc dù, chiếm 60% doanh số tại Mỹ, nhưng Amazon không thể áp dụng được trên thị trường cốt lõi của mình là Mỹ.
Qua đây chúng ta có thể thấy rõ điểm chung và sự khác biệt giữa 2 trùm sò thương mại điện tử Amazon và Alibaba. Mỗi sàn sẽ có ưu nhược điểm nhất định phù hợp với từng đối tượng mà họ hướng tới. Dự báo trong tương lai tới, Alibaba và Amazon sẽ còn phát triển hơn nữa.
Tham khảo thêm từ: Thuongdo