Shopify là gì? Quy trình bán hàng trên Shopify như thế nào?

Một kế hoạch kinh doanh online hoàn hảo không thể thiếu nền tảng hỗ trợ xây dựng website bán hàng quốc tế. Và Shopify là một trong số những trợ thủ đắc lực hàng đầu của các doanh nghiệp & cá nhân muốn bán hàng online trên toàn thế giới. Vậy Shopify là gì? quy trình tạo web bán hàng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với chúng tôi nhé. 

Shopify là gì? Có ưu nhược điểm gì?

Shopify là gì? Shopify là nền tảng thương mại điện tử cho phép bạn tạo website bán hàng online với tất cả những tính năng như đăng sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán, quản lý hàng hóa, kết nối mạng xã hội…

Shopify là gì? Quy trình bán hàng trên Shopify như thế nào?1

Ưu điểm

  • Giao diện trực quan, dễ sử dụng
  • Các mẫu trang web chuyên nghiệp
  • Hệ thống email trả lời tự động
  • Tối ưu cho các hoạt động marketing
  • Đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp

Nhược điểm

  • Đối với các doanh nghiệp lớn thì các chức năng của Shopify còn hạn chế
  • Chi phí giao dịch tương đối cao
  • Chưa hỗ trợ thẻ nội địa Việt Nam
  • Khó khăn khi muốn thay đổi nền tảng

Hiện nay Shopify hỗ trợ 3 gói dịch vụ với 3 mức giá: 29$/tháng với gói cơ bản (Basic Shopify); 79$/tháng với gói Shopify và 299$/tháng với gói nâng cao (Advanced Shopify).

Có nên bán hàng trên Shopify hay không?

Shopify là nền tảng đa năng giúp người bán tạo ra vô số các kiểu website đáp ứng yêu cầu của mọi ngành hàng khác nhau. 

Shopify là gì? Quy trình bán hàng trên Shopify như thế nào?2

Ngoài ra khi bán hàng qua Shopify, còn có nhiều ưu điểm khác như: Giao diện chuẩn SEO và Mobile Friendly, giao diện thân thiện & đẹp mắt, hỗ trợ làm Dropshipping, bán hàng đa kênh, hỗ trợ tối đa quảng cáo, đội ngũ hỗ trợ trực tuyến 24/7… 

Shopify không chỉ hỗ trợ các quy trình bán hàng và thiết lập gian hàng mà còn hỗ trợ thêm các hoạt động Marketing trực tuyến. Song song với đó nền tảng này còn sở hữu hệ thống trả lời Email tự động chuyên nghiệp cùng hình thức chạy quảng cáo Facebook và Google được tích hợp sẵn nên Shopify là một giải pháp thương mại điện tử hiệu quả dành cho người bán. 

Quy trình bán hàng trên Shopify ra sao?

Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem quy trình bán hàng trên nền tảng Shopify như thế nào nhé. 

Bước 1: Lựa chọn sản phẩm và hình thức bán hàng 

Với nền tảng Shopify, bạn gần như có thể bán mọi thứ từ sản phẩm quần áo, phụ kiện, mỹ phẩm làm đẹp, đồ điện tử, đồ gia dụng… cho đến dịch vụ như khóa học, dịch vụ, phòng khách sạn …

Một số hình thức bán hàng trên Shopify và kiếm tiền với Shopify phổ biến

  • Fulfillment by Amazon (FBA)/ Private Label: Hình thức này thường được sử dụng trên Shopify như một kênh bán hàng phụ cho các seller bán các mặt hàng chủ yếu liên quan đến soap, fitness supplements, mỹ phẩm, đồ ăn… để kết nối với Amazon. Sau khi có order trên Shopify, hệ thống sẽ gửi đến Amazon để thực hiện đơn hàng đó.

Shopify là gì? Quy trình bán hàng trên Shopify như thế nào?3

  • Dropshipping: Là hình thức giống như cộng tác viên bán hàng, bạn chỉ việc bán sản phẩm mà không phải bận tâm đến việc lưu kho hay vận chuyển đến tay khách hàng. 
  • Bán áo thun auto fulfillment.
  • Tự bán sản phẩm của chính mình làm ra.

Bước 2: Tạo gian hàng trên Shopify

Hướng dẫn các thao tác cơ bản để tạo website bán hàng online với Shopify  như sau: 

Bước 1: Tạo tài khoản Shopify. Vào trang chủ của Shopify (https://www.shopify.com/) để đăng ký dùng thử miễn phí 14 ngày. Khai báo thông tin yêu cầu và bạn tick vào ô vuông để nhận sự trợ giúp của Shopify và nhấn vào Enter My Store.

Bước 2: Đăng ký tên miền

Bước 3: Đưa shop vào hoạt động với tên miền

Bước 4: Thông tin shop. Chọn mục “Setting” và “General” để chỉnh sửa lại các thông tin của cửa hàng sau đó lưu lại.

Bước 5: Cài đặt giao diện, logo, slideshow 

Bước 6: Cài đặt ngôn ngữ

Bước 7: Cài đặt điều hướng và thanh menu

Bước 8: Bắt đầu đăng sản phẩm

Bước 9: Cài đặt chức năng thanh toán, giao hàng

Bước 10: Các cài đặt cơ bản khác: chọn kênh bán hàng, phương thức thanh toán, vận chuyển…

Bước 3: Thu hút khách hàng 

Ở giai đoạn này bạn cần tìm hiểu khách hàng của bạn ở đâu? Khách hàng tiềm năng hoạt động nhiều nhất trên Facebook, Instagram, LinkedIn?… Từ đây bạn sẽ quyết định kênh nào sẽ là nguồn lưu lượng truy cập chính của mình.

Bên cạnh các nền tảng chính như quảng cáo Facebook và Google, bạn cũng có thể để mắt đến các nguồn truy cập khác, có thể là lưu lượng truy cập của khách hàng trên chính cửa hàng của đối thủ.

Bước 4: Tối ưu trải nghiệm khách hàng

Sau khi đã có một lưu lượng truy cập ổn định rồi, bạn hãy bắt đầu phân tích để xem loại khách truy cập nào mang lại lợi nhuận cao nhất và tối ưu hóa cửa hàng của mình để tối ưu tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate optimization).

Một vài kinh nghiệm bán hàng Shopify cần biết

  • Tìm hiểu nhu cầu thị trường và các đối thủ cạnh tranh. 
  • Hiểu rõ mình bán cái gì, bán cho ai, sản phẩm mà mình bán ra như thế nào
  • Tạo website để tăng thêm sự tin tưởng cho khách mua hàng với các tiện ích đổi trả, đánh giá, liên hệ….

Shopify là gì? Quy trình bán hàng trên Shopify như thế nào?4

  • Thiết kế giao diện thân thiện người dùng và nhận diện thương hiệu.
  • Xây dựng các kênh bán hàng từ mạng xã hội Facebook, Instagram tìm kiếm khách hàng tiềm năng. 
  • Sử dụng Retarget ads để tìm và quảng cáo lại cho những khách hàng đã từng ghé qua cửa hàng của bạn. Với khách đã quyết định mua hàng thì cần gợi ý giúp họ mua thêm nhiều món hàng khác nhau bằng cách khuyến khích, khuyến mãi, giảm giá…
  • Email Marketing là phương pháp hiệu quả với người nước ngoài vì họ check mail rất thường xuyên. Nhưng cũng cần sử dụng ngôn từ khéo léo để tránh gây spam và quảng cáo lộ liễu gây khó chịu cho khách hàng.
  • Sử dụng các phương thức thanh toán như cổng thanh toán trực tuyến giúp cho thao tác mua hàng đơn giản, nhanh chóng, tiện lợi. 

Xem thêm: Cổng thanh toán Shopify là gì? Ưu nhược điểm của Shopify Payment

Phần kết:

Thông qua bài viết trên đây, Blog News.appotapay mong rằng bạn đọc đã có được thêm nhiều kiến thức bổ ích bổ ích giúp giải đáp câu hỏi Shopify là gì, quy trình bán hàng, kinh nghiệm bán hàng để có thể kinh doanh hiệu quả trên nền tảng top đầu thế giới này.