Với doanh nghiệp: Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử phủ sóng toàn cầu, khắp dải đất hình chữ S từ Nam ra Bắc là sự thật không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên, nếu bàn về lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử là gì thì không phải ai cũng biết. 

Thương mại điện tử là gì?

Theo WHO, thương mại điện tử Electronic Commerce, viết tắt là E Commerce, E-comm hay EC, bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet. 

Với doanh nghiệp: Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử là gì?1

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Về bản chất thì thương mại điện tử là hoạt động mua bán hàng hóa trên mỗi trường Internet, cụ thể là trên các nền tảng là website bán hàng, mạng viễn thông được đăng ký theo quy định của pháp luật.

Thương mại điện tử đang ngày phát triển mạnh mẽ và tác động đến mọi mặt đời sống xã hội bởi vì nó mang lại nhiều lợi ích dành cho cả người bán lẫn người mua. 

Thương mại điện tử giúp người mua có thể mua hàng online một cách nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng hơn so với phương thức truyền thống. Thế còn đối với doanh nghiệp, lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử là gì

Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp

  • Giúp khách hàng có thể mua sắm tiện lợi

Mua sắm, thanh toán trực tuyến online liên tục 24/7, không bị giới hạn bởi thời gian bao gồm cả ngày nghỉ lễ Tết nên khách hàng có thể mua được sản phẩm mình mong muốn bất cứ khi nào ngay cả khi đang ở nhà chỉ với một thiết bị có thể kết nối với Internet. Điều này hoàn toàn trái ngược với các cửa hàng kinh doanh theo mô hình truyền thống trước đây. 

Với doanh nghiệp: Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử là gì?2

  • Tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng tệp khách hàng 

Trên cùng một sàn thương mại điện tử sẽ có một mặt hàng với nhiều mức giá đa dạng khác nhau. Doanh nghiệp căn cứ vào đó để điều chỉnh mức giá phù hợp tùy theo chất lượng sản phẩm và tệp khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng đến nhằm thu hút tệp khách hàng của mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể triển khai thêm các hoạt động quảng cáo, khuyến mại trực tuyến hiệu quả khác, chắc chắn sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng với chi phí tiết kiệm nhất.  

  • Linh hoạt mở rộng quy mô và phát triển sản phẩm

Để mở rộng việc kinh doanh truyền thống thì cần phải xem xét rất nhiều đến các yếu tố từ mặt bằng, đội ngũ nhân sự, chi phí, kho chứa,…và phải liên kết một cách hợp lý để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong khi với các phần mềm thương mại điện tử, doanh nghiệp dễ dàng linh hoạt mở rộng quy mô và phát triển sản phẩm bằng cách nâng cấp hệ thống, hay tăng thêm chi phí để tiếp cận tới nhiều khu vực khác nhau với khách hàng. 

  • Tối ưu chi phí hoạt động

Một trong những ưu điểm nổi trội của thương mại điện là chi phí hoạt động thường không quá cao so với thương mại truyền thống vì các chi phí về nhân sự, vận hành quản lý, vận đơn, xử lý hàng hóa… đều được tối ưu hóa. 

Một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến hành vi và thói quen quay trở lại mua sắm của khách hàng đó chính là trải nghiệm mua sắm.

Nếu như các quy trình từ việc đặt hàng, vận đơn, thanh toán…đến giao hàng đã được hệ thống hóa giúp cho người dùng dễ dàng sử dụng thì sẽ tạo ra trải nghiệm tốt và ngược lại. Trải nghiệm khách hàng không tốt thì khách hàng sẽ khó có thể tặng cơ hội một lần nữa cho doanh nghiệp. 

Ví dụ như, nhờ vào thương mại điện tử mà việc trưng bày các sản phẩm có liên quan dựa trên hành vi của người tiêu trở nên khoa học hơn và dễ dàng hơn nên người mua sẽ thuận tiện tìm được sản phẩm ưng ý, thanh toán nhanh chóng, thúc đẩy khả năng mua hàng trở lại. 

  • Chăm sóc khách hàng thuận lợi

Ngoài ra thương mại điện tử cũng giúp cho việc trao đổi với khách hàng diễn ra dễ dàng và thuận tiện hơn, các nhà cung cấp có thể nhanh chóng hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng. Hoạt động chăm sóc khách hàng được cá nhân hóa sẽ tạo ra sự gần gũi hơn với khách hàng, giúp cho quy trình chăm sóc khách hàng trở nên hiệu quả hơn.

Hạn chế của thương mại điện tử là gì?

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đồng thời công nhận một số điểm hạn chế của thương mại điện tử như sau: 

  • Khách hàng chỉ có thể trải nghiệm gián tiếp, không thể trực tiếp chạm vào sản phẩm.
  • Khách hàng có nhiều sự lựa chọn về giá cả, mẫu mã nên sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. 

Với doanh nghiệp: Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử là gì?3

  • Phải có Internet thì người mua mới có thể truy cập vào các nền tảng mua sắm. Và hệ thống website, nền tảng của doanh nghiệp phải đảm bảo ổn định thì khách hàng mới có thể lựa chọn mặt hàng và tiến hành thanh toán qua cổng thanh toán trực tuyến, ví điện tử, Internet banking… 
  • Gian lận thẻ tín dụng là ngày càng tăng trên môi trường trực tuyến khiến cho các doanh nghiệp đau đầu, có khi phải bồi hoàn, nộp tiền phạt, tổn thất đến doanh thu, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu. 
  • Vấn đề về bảo mật công nghệ thông tin. Ngày càng nhiều tổ chức và doanh nghiệp trở thành con mồi của tin tặc, chúng tìm cách đánh cắp thông tin của khách hàng từ cơ sở dữ liệu của họ.

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết về thương mại điện tử dưới đây:

Phần kết: Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử là gì. Mặc dù vẫn còn tồn tại mặt hạn chế nhất định nhưng chúng ta phải công nhận rằng thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai và là cơ hội để các doanh nghiệp nắm bắt để xây dựng thương hiệu.