Thanh toán điện tử trong thương mại điện tử có quan hệ như nào?

Tưởng chừng như tách biệt nhau hoàn toàn nhưng thương mại điện tử và thanh toán điện tử lại có mối quan hệ khăng khít với nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem thanh toán điện tử trong thương mại điện tử và thương mại điện tử trong thanh toán điện tử có quan hệ như nào nhé.

Thanh toán điện tử là gì?

Thanh toán điện tử (Online payment) là hình thức thanh toán, giao dịch online thông qua các thiết bị kết nối internet giúp người mua có thể thực hiện các thao tác chuyển, nạp, rút tiền từ tài khoản điện tử dễ dàng, nhanh chóng thay vì sử dụng tiền mặt truyền thống.

Thanh toán điện tử trong thương mại điện tử có quan hệ như nào?1

Các hình thức thanh toán điện tử phổ biến, đa dạng bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể thanh toán trực tiếp qua tài khoản ngân hàng, qua thẻ ngân hàng, qua các đơn vị trung gian liên kết với ngân hàng như ví điện tử, cổng thanh toán

Xem thêm: 2023, cách thanh toán thương mại điện tử nào sẽ “lên ngôi”?

Cả người bán và người mua đều phải có tài khoản thanh toán điện tử thì mới có thể thực hiện các giao dịch thanh toán điện tử. Cụ thể, người mua hàng cần có thẻ ngân hàng hoặc tài khoản ngân hàng, ví điện tử hợp lệ như tên chủ thẻ, số thẻ, số dư… Còn người bán, trên hệ thống máy chủ của họ phải có giải pháp/công cụ/phần mềm thanh toán đã liên kết với các ngân hàng, cổng thanh toán.

Thương mại điện tử là gì?

Theo WHO, thương mại điện tử (hay thương mại trực tuyến) bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet.

Thanh toán điện tử trong thương mại điện tử có quan hệ như nào?2

Các hoạt động chủ yếu bao gồm:

– Thanh toán online
– Mua bán vé trực tuyến
– Mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ trực tuyến
– Chăm sóc và hỗ trợ khách hàng online

Thương mại điện tử được chia thành các nhóm như sau:

– B2C: Business – to Consumer – B2C hoặc Consumer to Business (C2B), giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng.

– B2B: Business to Business, giữa các doanh nghiệp với nhau

>>> Mô hình hỗ trợ khách hàng B2B và B2C khác nhau như thế nào?

– G2B: Business to Government hoặc Government to Business, giữa doanh nghiệp với cơ quan thuộc Chính phủ.

– G2C: Consumer to Government- C2G hoặc Government to Consumer, giữa người tiêu dùng – Chính phủ.

– G2G: Government to Government, giữa Chính phủ – Chính phủ

Mối liên hệ giữa thanh toán điện tử trong thương mại điện tử

Có thể thấy rằng, trong thời đại công nghệ số như hiện nay thì thanh toán điện tử và thương mại điện tử có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau.

Một mặt, thanh toán điện tử đóng vai trò then chốt thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử phát triển. Nhờ có các hình thức thanh toán tiện lợi, nhanh chóng và an toàn và như ví QR code, điện tử, cổng thanh toán, Internet Banking… mà người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng mua sắm online hơn. Bằng chứng rõ nhất là sự vươn lên của các sàn thương mại điện tử lớn như Shoppee, Tiki, Lazada, Sendo… với hàng triệu lượt truy cập mua sắm, thanh toán mỗi ngày.

Thanh toán điện tử trong thương mại điện tử có quan hệ như nào?3

Mặt khác, thương mại điện tử lên ngôi bắt buộc ngân hàng cùng các đơn vị cung cấp giải pháp thanh toán điện tử phải cập nhật từng ngày, tìm cách nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời phát triển công nghệ mới nhằm bảo vệ khách hàng và người tiêu dùng. Nếu không làm được như vậy, sớm muộn gì thanh toán trực tuyến cũng bị đào thải.

Do đó, thanh toán điện tử trong thương mại điện tử hay thương mại điện tử trong thanh toán điện tử có tác động qua lại, chi phối lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Chính vì nắm bắt được xu thế chung của thế giới nên Chính phủ tích cực đẩy mạnh xu hướng không sử dụng tiền mặt để thay thế các phương thức thanh toán truyền thống lỗi thời, giảm tham nhũng, tăng hiệu quả thu thuế thông qua việc theo dõi minh bạch tất cả các giao dịch tài chính.

Giải pháp thanh toán điện tử hàng đầu hiện nay

AppotaPay là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ kết nối thanh toán số như cổng thanh toán, ví điện tử và dịch vụ thu hộ chi hộ. Với phương châm Đơn giản, Tiết kiệm, An toàn & Thuận tiện nhằm mang đến cho Quý doanh nghiệp dịch vụ thanh toán tốt nhất.

Thanh toán điện tử trong thương mại điện tử có quan hệ như nào?4

1. Cổng thanh toán trực tuyến 

Hệ thống thanh toán trung gian thực hiện kết nối, trao đổi và xử lý các giao dịch thanh toán giữa đơn vị chấp nhận thanh toán và ngân hàng.

Link website: http://appotapay.com/vi/dich-vu/cong-thanh-toan

2. Ví điện tử

Giải pháp hỗ trợ thanh toán toàn diện bao gồm gửi & nhận tiền, mua hàng hóa & dịch vụ, thanh toán hóa đơn, thanh toán tiện ích, nạp tiền di động.

Link website: http://appotapay.com/vi/dich-vu/vi-dien-tu

3. Dịch vụ Top-up

Dịch vụ cung cấp mã thẻ điện thoại hoặc nạp tiền trực tiếp vào tài khoản cho khách hàng.

Link website: https://appotapay.com/vi/dich-vu/khac

4. Dịch vụ thu hộ & chi hộ

Giải pháp kết nối giữa đơn vị phát hành hóa đơn và hệ thống thu & nộp tiền, nơi khách hàng có thể đến thanh toán hóa đơn hoặc rút tiền mặt.

Link website: http://appotapay.com/vi/dich-vu/thu-ho-chi-ho

LIÊN HỆ TƯ VẤN qua hotline 0907788363 hoặc Fanpage của AppotaPay ngay hôm nay!

Phần kết: Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về thương mại điện tử, thanh toán điện tử cũng như mối quan hệ giữa thanh toán điện tử trong thương mại điện tử và ngược lại. Nếu bạn đọc có ý kiến đóng góp, hãy comment xuống bên dưới để được chúng tôi hỗ trợ nhé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here