Apple chính là minh chứng thành công nhất về trải nghiệm khách hàng. Nhờ vậy mà thương hiệu quả táo “cắn dở” đã xây dựng được lòng tin sâu sắc đối với khách hàng. Bạn có bao giờ thắc mắc về chiến lược trải nghiệm khách hàng của Apple hay không?
Apple là một tập đoàn công nghệ của Mỹ có trụ sở tại Cupertino, California, nổi tiếng với sản phẩm iPhone và hệ điều hành Mac OS được dân công sở, văn phòng, những người chuyên về mảng thiết kế, lập trình trên toàn thế giới ưa chuộng.
Chỉ trong vỏn vẹn gần 20 năm, giá trị của Apple dưới bàn tay của CEO thiên tài Steve Jobs đã đạt con số 1000 tỷ Đô vào năm 2018, trở thành một trong những thương hiệu có giá trị cao nhất trên toàn thế giới. Đặc biệt hơn nữa, với mỗi một sản phẩm mới, Apple lại một lần phá vỡ kỷ lục trước đó của mình, khẳng định vị thế đi đầu trong lĩnh vực công nghệ trên thế giới.
Để có được thành công như ngày hôm nay, thế giới không thể phủ nhận rằng, Táo khuyết đã mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Cụ thể chiến lược nâng cao trải nghiệm khách hàng của Apple là gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay sau đây nhé.
Contents
- Apple không quá đề cao quảng cáo
- Nhấn mạnh những giá trị khác biệt thay vì cạnh tranh về giá
- Đặt mình vào vị trí của khách hàng
- Đơn giản nhất có thể để hỗ trợ người dùng
- Sáng tạo trải nghiệm để nâng cao trải nghiệm khách hàng
- Apple hướng mọi mục tiêu tới cảm xúc khách hàng
- Xây dựng cộng đồng người dùng
- Trải nghiệm khách hàng của Apple là thấu hiểu khách hàng
- Đơn giản là trên hết
- Hoàn hảo trong mọi phương thức bán hàng
- Đánh vào cảm xúc của khách hàng
Apple không quá đề cao quảng cáo
Apple không đề cao giá trị quảng cáo thông qua Google hay Facebook, bởi họ cho rằng đây là kênh rất dễ tạo ra cho khách hàng cảm giác tẻ nhạt. Và thực tế thì công ty chủ yếu thực hiện trên 2 chiến lược đó là phân phối sản phẩm thông qua sự góp mặt của những đại sứ thương hiệu độc quyền và thông qua những đánh giá tích cực trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Bên cạnh đó Apple còn thực hiện việc lên kế hoạch cho những chương trình trải nghiệm khách hàng của Apple miễn phí sản phẩm để thu thập phản hồi, đánh giá từ khách hàng. Những chương trình như thế đều được đông đảo khách hàng tham gia và đóng góp những ý kiến rất chân thành giúp công ty có thêm định hướng phát triển sản phẩm tốt hơn.
Nhấn mạnh những giá trị khác biệt thay vì cạnh tranh về giá
Hiểu được hạn chế từ việc đề cao cạnh tranh giá cả, Apple đã có sự kiên định trong chiến lược của mình trong nhiều năm qua bằng cách tập trung vào sự khác biệt. Các đặc trưng như màn hình, camera hay khóa vân tay có thiết kế tinh tế là những gì mà công ty hướng tới khi tung ra các phương tiện thông tin để quảng cáo cho sản phẩm của mình.
Không chỉ đơn thuần là cạnh tranh sản phẩm khi mà các đối thủ khác chỉ tập trung vào một tính năng duy nhất để kết hợp đẩy mạnh tiếp thị thì lúc này Apple tập trung vào toàn bộ sản phẩm cũng như hệ sinh thái ứng dụng, tiện ích và dịch vụ đi kèm. Đây cũng chính là lí do Apple có thể giữ chân khách hàng của mình từ thế hệ này sang thế hệ khác của các sản phẩm.
Đặt mình vào vị trí của khách hàng
Chúng ta phải thừa nhận rằng những thông tin liên quan đến các thông số kỹ thuật không phải là thứ chúng ta thực sự muốn tìm hiểu nhất. Và Apple hiểu được điều này nên đã đặt chúng ở vùng hiển thị bắt buộc người dùng phải cuộn trang mới thấy được- tức vùng hiển thị mù.
Để thu hút khách hàng thì các trang web đều hiện lên những hình ảnh sống động cùng các dòng thông tin thu hút về sản phẩm. Apple biết tận dụng sự tinh tế và tối giản khi tập trung hướng tới trải nghiệm khách hàng với các sản phẩm đều là kết hợp hoàn hảo giữa các hình thức tiếp thị với cách mà khách hàng thực sự mong muốn sử dụng.
Cụ thể Ipod, Imac, Iphone không đơn thuần như với chức năng nổi trội, những thiết bị này còn cho phép người dùng có những trải nghiệm mới nhất nằm ngoài sức tưởng tượng về công dụng của nó. Tiếp đó, công ty còn thực hiện chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm. Bởi họ hiểu dịch vụ khách hàng là yếu tố quyết định đến thành công và làm tăng doanh thu thuần cho doanh nghiệp.
Đơn giản nhất có thể để hỗ trợ người dùng
Apple biết rằng hiện tại có rất nhiều lựa chọn dành cho khách hàng, vì vậy công ty đã quyết định gia tăng trải nghiệm khách hàng bằng cách tập trung hỗ trợ người tiêu dùng tối đa bằng cách đơn giản hóa website và tài liệu bán hàng. Loại bỏ hoàn toàn các thuật ngữ hay điều khoản rắc rối, thay vào đó là những nội dung đơn giản, trực tiếp cũng như liên tục nhấn mạnh lợi ích và sự cần thiết với người tiêu dùng.
Nhờ có sự đơn giản trong các nội dung này mà Apple mang đến nhiều trải nghiệm cho khách hàng để cảm nhận sự khác biệt. Bên cạnh đó, việc tiếp thị không dừng lại ở quảng cáo, cung cấp thông tin và giá cả, mà nó còn giúp khách hàng hiểu và nhận ra những sản phẩm họ đang dùng có thể thực hiện nhiều tính năng thay đổi giúp ích cho con người.
Sáng tạo trải nghiệm để nâng cao trải nghiệm khách hàng
Hầu hết những trải nghiệm mà Apple đưa ra đều xuất hiện trong tất cả các quá trình từ việc mua, so sánh các phiên bản khác nhau, thử dùng tại cửa hàng, mua hàng, nhận hàng…Tuy nhiên chúng không hề ngẫu nhiên mà đều nằm trong sự tính toán của công ty.
Chẳng hạn, bạn cho rằng những chiếc Iphone đều rất dễ sử dụng, thao tác đơn giản và có tính bảo mật cao, nhưng sâu xa thì những tiện ích đó đều do trước đó Apple dành hàng ngàn giờ thử nghiệm, thiết kế và tinh chỉnh để có được cảm nhận tốt trong lòng khách hàng.
Ngoài ra Apple còn chú trọng vào thiết kế của các cửa hàng bán lẻ từ cách trang trí, bố trí việc đặt các sản phẩm, ánh sáng chan hòa đều gợi cho khách hàng một sự thu hút nào đó.
Apple hướng mọi mục tiêu tới cảm xúc khách hàng
Chắc hẳn bạn chưa quên những quảng cáo về chiếc điện thoại Iphone 4 – chiếc điện thoại thay đổi hình dáng sang kiểu mới cho Apple? Trải nghiệm khách hàng của Apple dành cho tất cả khách hàng đều cảm nhận được tiện ích mới lạ, sành điệu khi họ trải nghiệm mà không hề quan tâm đến kích thước, độ dày của máy và tốc độ Internet ra sao. Đơn giản họ đang trải nghiệm, ngắm nghía chiếc Iphone theo cảm xúc của họ.
Việc tạo ra cảm xúc và thấu hiểu cảm xúc là việc không hề dễ. Tuy nhiên nếu làm tốt thì nó chính là thứ vũ khí sắc trong chiến lược tiếp thị. Hơn nữa, những nội dung tích cực không những nhận được sự ủng hộ từ khách hàng mà còn có cơ hội chia sẻ nhiều hơn tới đông đảo người xem khác.
Những cảm xúc tích cực như một đầu hút nam châm giúp kéo về những cảm xúc tích cực khác. Đây chính là bí quyết để thành công trong từng chiến lược tiếp thị đơn giản của Apple.
Xây dựng cộng đồng người dùng
Bằng chiến lược xây dựng cộng đồng người sử dụng mà trong nhiều năm qua, Apple đã có một lượng khách hàng trung thành rất lớn trên toàn thế giới. Ví dụ điển hình là số lượng khách hàng chờ đợi từng phiên bản mới nhất từ Apple và sẵn sàng dùng khoản tiền lớn để có được từ những ngày đầu ra mắt thị trường. Các chiến lược tiếp thị từ Apple đều tạo cho người dùng cảm giác muốn được tham gia, trải nghiệm và điều này tạo nên một sức hút mạnh mẽ.
Họ để cho khách hàng đánh giá và bày tỏ quan điểm. Thông qua các phiếu điều tra, thu thập phản hồi, doanh nghiệp có thể hỏi những câu hỏi dạng như phản hồi bằng cách nhận xét vào bài đăng trên web, có những cuộc trò chuyện với người dùng trên mạng xã hội, thiết kế một chương trình giới thiệu để khách hàng giới thiệu người mới hoặc tiếp cận các khách hàng qua email.
Trải nghiệm khách hàng của Apple là thấu hiểu khách hàng
Apple luôn nắm bắt được xu thế và nguyện vọng khách hàng thông qua cách họ thiết kế, quảng cáo và tiếp nhận phản hồi từ người dùng. Những sản phẩm của Apple đều có thiết kế rất sang trọng, nổi bật thương hiệu với logo hình quả táo mặt sau các sản phẩm.
Bởi họ hiểu tâm lý khách hàng phần nào muốn thể hiện rằng mình đang có trong tay thứ công nghệ hiện đại bậc nhất và có nhiều tính năng nhất. Vì lý do đó mà khách hàng khi đã sử dụng các sản phẩm từ Apple, đặc biệt là Iphone thì rất khó chuyển sang sử dụng sản phẩm từ nhãn hiệu khác.
Đơn giản là trên hết
Khác với các nhãn hiệu khác, Apple tuyên bố rằng “ Đơn giản là cách dễ dàng đón nhận nhất đối với người dùng”. Thật vậy, đối với những thứ nhỏ nhẹ như chiếc Ipod, Iphone thì sở hữu thiết kế đơn giản vẫn rất bắt mắt và thu hút người dùng.
Và đặc biệt, những đơn giản trong cách tiếp thị không những tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp mà còn khiến cho khách hàng dễ đón nhận, sàng lọc thông tin và để lại nhiều dấu ấn. Apple chú trọng vào những điểm nổi bật từ sản phẩm, bỏ qua sự rườm rà trong các mục không cần thiết để giảm thiểu sự lãng phí cả thời gian và tiền bạc từ đó tăng trải nghiệm khách hàng của Apple lên.
Hoàn hảo trong mọi phương thức bán hàng
Để có được phương thức bán hàng hoàn hảo, Apple đã biết cách tiếp cận khách hàng, biết cách giao tiếp, biết cách giới thiệu sản phẩm và biết cách đặt câu hỏi nhận phản hồi từ khách hàng.
Bất cứ doanh nghiệp nào thì phương thức bán hàng cũng có tầm ảnh hưởng nhất định. Nếu doanh nghiệp biết cách giao tiếp với khách hàng mới mẻ, thông qua chính sản phẩm của mình thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều. Đặc biệt trong cách doanh nghiệp đặt câu hỏi để nhận phản hồi từ khách hàng.
Đánh vào cảm xúc của khách hàng
Doanh nghiệp không nên bỏ qua cảm xúc của khách hàng và Apple thì hoàn toàn chú trọng đến cảm xúc của người dùng. Bởi họ hiểu cảm xúc là thứ dễ khiến các hành động khác bị chi phối, do đó, việc tạo cho khách hàng cảm xúc thoải mái, vui vẻ và hài lòng thì chắc chắn khách hàng sẽ không bỏ bạn mà đi.
Những khách hàng của Apple đều rất hài lòng với thiết kế, tính năng của sản phẩm. Đặc biệt, họ cảm thấy thích thú với ứng dụng “ Sức khỏe” trong giao diện của Iphone. Bởi nó cung cấp thông số về cơ thể của bạn và những hành động về thể thao bạn đạt được trong một ngày có tốt cho sức khỏe hay không.
Cụ thể, ứng dụng cho phép đếm số tầng bạn đã leo trong ngày, số bước chân bạn đã đi và quãng đường bạn thực hiện chạy hoặc đi bộ. Thực sự những tính năng mà Apple đem đến đều tác động rất nhiều đến cảm xúc khách hàng.
Phần kết: Quả nhiên Táo khuyết đã và đang thành công bởi họ đã kiến tạo ra trải nghiệm khách hàng mang màu sắc của riêng mình. Hi vọng những kiến thức trên đây cũng sẽ giúp bạn định hướng và xây dựng hành trình trải nghiệm khách hàng phù hợp với doanh nghiệp.
Tham khảo thêm từ: Cempartner