Tổng quan so sánh các sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay

Top 4 sàn thương mại điện tử ăn khách và có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam hiện nay gọi tên Shopee, Lazada, Tiki, Sendo. Chính vì là những “ông lớn” trong ngành lại thường xuyên tổ chức các chiến dịch quảng cáo rầm rộ nên người bán/doanh nghiệp không biết đâu mới thực sự là lựa chọn tốt nhất cho chiến lược kinh doanh của mình. Để có câu trả lời, hãy cùng chúng tôi so sánh các sàn thương mại điện tử bao gồm Shopee, Lazada, Tiki và Sendo nhé.

Sàn thương mại điện tử là kênh bán hàng trực tuyến, kết nối giữa các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ với khách hàng thông qua website. Và để được công nhận là sàn thương mại điện tử hợp pháp thì doanh nghiệp phải tiến hành các thủ thục đăng ký website với Bộ Công Thương.

Bạn có thể xem thêm: Chi tiết về thủ tục đăng ký website thương mại điện tử

Bán hàng qua các trang thương mại điện tử là người bán sẽ tạo gian hàng và đăng sản phẩm trên sàn. Ngay khi có đơn hàng, sàn thương mại điện tử sẽ thông báo cho chủ shop để họ thực hiện các công đoạn như đóng gói và giao hàng. Hầu hết các sàn thương mại điện tử đều sẽ hỗ trợ kết nối với công ty giao hàng nên người bán có thể yên tâm.

Ưu điểm và nhược điểm của các sàn thương mại điện tử

Nếu bạn là một người bán, bạn đang quan tâm đến hoạt động kinh doanh như mở shop online thì bạn nên đọc qua nội dung so sánh các sàn thương mại điện tử phổ biến hiện nay bên dưới đây.

Sàn Shopee

Chắc chắn Shopee sẽ là cái tên được nhiều người biết đến nhất hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả khu vực Châu Á, đặc biệt là giới trẻ bởi các sản phẩm đa dạng mẫu mã với mức giá khác nhau, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.

Tổng quan so sánh các sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay 1

Sàn thương mại điện tử Shopee và nhiều điều cực kỳ “hay ho”

Ưu điểm

– Tệp khách hàng trẻ, năng động

– Quy trình mở gian hàng nhanh và không tốn nhiều thời gian

– Miễn phí mở gia hàng, miễn phí duy trì, một số ngành hàng còn áp dụng 0% hoa hồng

– Nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn, chính sách khuyến khích người mua mua hàng

– Hợp tác tốt với các bên vận chuyển như VNPost, Giao hàng nhanh, Viettel Post, Giao hàng tiết kiệm,  Shopee Express, Grab Express….

– Dễ dàng kết nối với các phần mềm quản lý bên thứ 3

– Tương tác tốt với khách hàng dễ dàng qua khung chat

Nhược điểm

– Cạnh tranh rất cao vì Shopee có tới hàng chục triệu nhà bán hàng khắp Châu Á.

– Chưa quản lý được vấn đề bán phá giá cũng như chất lượng sản phẩm.

– Quy định kiểm duyệt sản phẩm ngày càng khắt khe. Hơn nữa thời gian kiểm duyệt lâu và thường xuyên kiểm duyệt lại với các sản phẩm cũ.

– Nhiều điều kiện gây bất lợi cho người bán khi xảy ra tranh chấp giữa shop và khách hàng.

Sàn Lazada

Được sự hậu thuẫn lớn từ tập đoàn Alibaba, sàn thương mại điện tử Lazada đã từng giành được thị phần rất lớn ở Việt Nam trước khi bị Shopee cướp ngôi vương.

Tổng quan so sánh các sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay 2

Ưu điểm: 

– Phí đăng ký và duy trì gian hàng miễn phí.

– Mức hoa hồng khá ưu đãi cho người bán: 5% cho sản phẩm điện tử & công nghệ; 10% với sản phẩm thời trang và 8% cho các sản phẩm khác.

– Hoạt động marketing mạnh mẽ nhằm thu hút người mua

– Dịch vụ khách hàng tương đối tốt, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được người mua đánh giá cao.

Nhược điểm: 

– Giao diện không bắt mắt nên khó thu hút khách hàng

– Chi phí về logistics khá cao.

– Thủ tục đăng ký gian hàng khá phức tạp

– Thời gian dự kiến giao hàng khá lâu (từ 2 – 8 ngày với giao hàng tiêu chuẩn)

– Nhiều quy định khắt khe với người bán

Sàn Tiki

Xuất phát điểm là trang bán sách online, đến nay đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau và trở thành một trong số ông lớn trong ngành thương mại điện tử trong nước.

Tổng quan so sánh các sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay 3

Ưu điểm:

– Chính sách bán hàng rất khắt khe: Các gian hàng phải được kiểm định kỹ lưỡng về quy cách nguồn gốc chất lượng sản phẩm, đảm bảo hàng hóa chính hãng, có trong danh mục hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường.
– Tỉ lệ đổi trả & hoàn hàng thấp dưới 1%.
– Chiết khấu cho mặt hàng sách tương đối cao, có thể tới 30%- 35%.
– Giao hàng nhanh, chính sách đổi trả hàng theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua.
– Chính sách giao hàng ưu đãi nên kích thích khách hàng mua sắm.
– Chính sách bảo mật thông tin khách hàng tốt, thái độ làm việc chuyên nghiệp.

Nhược điểm

– Mở gian hàng trên Tiki không hề dễ dàng

– Các mặt hàng còn ít và, chưa đa dạng

– Người bán phải tốn phí cố định và phí hoa hồng.

– Thời gian dự kiến giao hàng khá lâu. Nếu muốn nhanh, khách hàng phải lựa chọn gói giao hàng nhanh tốn kém hơn.

Sàn Sendo

So với 3 sàn bên trên thì Sendo có phần lép vế hơn nhưng không vì thế mà đứa con của FPT thua kém các đối thủ khác.

Tổng quan so sánh các sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay 4

Ưu điểm

– Mở gian hàng miễn phí

– Là sàn thương mại điện tử có uy tín do FPT “chống lưng”

– Phát triển mảng thời trang và phi công nghệ

– Các chính sách bảo mật thông tin khách hàng tốt.

Nhược điểm

– Các gói Marketing không rẻ nhưng hiệu quả chưa cao

– Tồn tại nhiều mặt hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng

– Hiện tượng hoàn đơn hàng khá cao, có thể lên tới 20%

– Khâu vận chuyển và giao hàng chưa tối ưu dẫn đến nhiều rắc rối cho cả người bán và người mua

So sánh giữa các sàn thương mại điện tử

Rất khó để đánh giá đâu là sàn thương mại điện tử tốt nhất, đâu là sàn kém nhất vì mỗi sàn sẽ có ưu và nhược điểm riêng.

Tổng quan so sánh các sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay 5

Thông qua những phân tích ưu nhược điểm của từng sàn ở bên trên thì bước đầu chúng ta có thể so sánh các sàn thương mại điện tử, sàn nào phù hợp nhất, sàn nào nhiều ưu đãi, sàn nào có lợi cho người kinh doanh. Để chọn được kênh kinh doanh tốt nhất cho mình, bạn nên căn cứ vào lượng khách hàng, các chính sách của sàn, chính sách thanh toán, chính sách vận chuyển, chính sách đổi trả hàng…..

Nếu bạn muốn miễn phí mở gian hàng thì hãy tìm đến Shopee, Lazada, Sendo.

Nếu bạn muốn buôn bán các sản phẩm chính hãng, các sản phẩm chuyên về sách thì nên chọn Tiki.

Nếu bạn muốn kinh doanh những mặt hàng như thời trang, đồ dùng, nhà cửa, làm đẹp…. với nhiều mức giá khác nhau thì bạn có thể lựa chọn Shopee.

Nếu bạn muốn bán các sản phẩm công nghệ, điện tử thì có thể cân nhắc Sendo hay Lazada.

Bài viết về so sánh các sàn thương mại điện tử trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Bạn nên căn cứ vào đặc điểm sản phẩm, các chính sách và ưu & nhược điểm của từng sàn để có thể lựa chọn kênh buôn bán phù hợp. Chúc bạn thành công!