Thanh toán điện tử ở Trung Quốc phát triển thuộc top đầu tại Châu hiện nay đã giúp đất nước tỷ dân thay da đổi thịt. Tuy nhiên, giới chức trách quản lý Trung Quốc cũng đã phải ra các quy định mới để kiểm soát tình hình chung.
Theo Hiệp hội Mạng Internet Trung Quốc, tổng số người sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến ở nước này đạt 531 triệu vào cuối 2017, tăng 11,9% so với 2016. Từ năm 2017 cho tới nay, việc thanh toán tại Trung Quốc từ lâu đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết chỉ với một chiếc điện thoại thông minh với thao tác quét mã vạch để thanh toán.
Từ 3/2022, Trung Quốc đã siết chặt quy định thanh toán điện tử
Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Trung Quốc cho thấy WeChat pay và Alipay chiếm 90% thị phần của các loại giao dịch thanh toán qua di động tại đất nước tỷ dân này. Vì thế Trung Quốc đã ban hành các quy tắc thanh toán mới. Mã thanh toán giờ được phân chia thành mã cá nhân và mã dành cho doanh nghiệp. Các giao dịch phục vụ cho doanh nghiệp cần sử dụng mã vạch thương gia thay vì dùng mã vạch cá nhân để thanh toán.
Giá trị của các giao dịch được thực hiện thông qua mã QR cả doanh nghiệp và cá nhân đạt 10,8 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương 1,7 nghìn tỷ USD trong quý II/2021. Trong khi đó, gần 100 triệu chủ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở Trung Quốc sử dụng mã QR cá nhân trên Alipay và WeChat pay để xử lý các khoản thanh toán và một số đã lợi dụng sự giám sát lỏng lẻo.
Giáo sư Ilaf Elard – Đại học Thượng Hải cho biết: “Một khi không sử dụng giấy phép kinh doanh hoặc mã QR kinh doanh, sẽ xảy ra các vấn đề như tội phạm tài chính, rửa tiền, trốn thuế và các lỗ hổng khác mà một chủ doanh nghiệp nhỏ có thể mắc phải. Việc sắp xếp lại hợp lý lĩnh vực fintech sẽ giúp Trung Quốc có thể kiểm soát và đảm bảo rằng hệ thống tài chính được an toàn, mà không cần dựa vào các công ty tư nhân như Alipay và WeChat Pay”.
Các quy tắc thanh toán mới do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ban hành áp dụng cho 2 ông lớn Alipay và wechat pay có hiệu lực từ ngày 1/3/2022 nhằm phân biệt giữa giao dịch kinh doanh và giao dịch cá nhân, từ đó ngăn chặn được các hoạt động tội phạm tài chính.
Thanh toán điện tử phát triển có lợi và hại như thế nào đối với Trung Quốc?
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) thanh toán điện tử ở Trung Quốc hay giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt đã mang lại nhiều hiệu quả hơn khi:
– Giúp Chính phủ Trung Quốc và các doanh nghiệp cắt giảm tới 75% chi phí so với việc sử dụng tiền mặt.
– Giúp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp không phải đầu tư chi phí quá lớn cho các hoạt động.
– Mang lại nhiều trải nghiệm phong phú, nhanh chóng thuận tiện, giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời tránh được rủi ro khi mang theo tiền mặt…
Nhưng thanh toán điện tử cũng đặt ra nhiều vấn đề gây quan ngại như:
– Vấn đề an ninh tài chính và quyền riêng tư cá nhân nên các quốc gia đang thúc đẩy thanh toán điện tử cần hết sức lưu ý.
– Thanh toán điện tử cần hợp tác với các nền tảng thanh toán của bên thứ ba và các ngân hàng để cho phép tiền kỹ thuật số lưu thông giữa người dùng, người bán, ngân hàng và các bên thứ ba. Do vậy, việc bổ sung các nền tảng của bên thứ ba làm tăng rủi ro của toàn bộ chuỗi thanh toán.
Thông tin cá nhân của người dùng nằm trong phần mềm thanh toán, nếu bên thứ ba vận hành không đảm bảo sẽ có nguy cơ gây rò rỉ thông tin cá nhân.
– Thanh toán điện tử phát triển nhanh chóng đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực dịch vụ tài chính-ngân hàng.
Với số lượng đông đảo người dân sử dụng dịch vụ thuận tiện này, các sản phẩm dịch vụ tài chính-ngân hàng như thẻ tín dụng, các thẻ thanh toán… gần như còn rất ít cơ hội phát triển ở Trung Quốc.
Hiện nay, rất ít người dân nước này sử dụng thẻ tín dụng ở trong nước, còn các ngân hàng thì cũng rất khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng và phát triển các dịch vụ thanh toán.
Ngoài ra, việc người dân để tiền trong các ứng dụng thanh toán không phải ngân hàng khiến các ngân hàng mất đi nguồn vốn cho vay.
Chính vì thế Chính Phủ Trung Quốc mới phải đưa ra các quy định mới và thiết chặt thanh toán như chúng tôi đã đề cập ở trên.
Mặc dù thanh toán điện tử đang rất phát triển nhưng song song với đó thì Trung Quốc còn thực hiện việc siết chặt việc quản lý thanh toán điện tử theo hướng quy chuẩn hơn vì sự an toàn của người sử dụng và an ninh tiền tệ. Không chỉ với Trung Quốc, đây cũng là điều tất yếu phải làm với bất kỳ quốc gia nào nếu muốn thúc đẩy loại hình thanh toán điện tử.
Nguồn bài: Tổng hợp