Nhu cầu mang sắm trực tuyến xuyên quốc gia đang nóng lên từng ngày, theo đó 2 loại thẻ Visa, thẻ Master được người dùng ưa chuộng hơn vì nó giúp thanh toán online trên toàn thế giới. Do vậy người bán nên tích hợp thanh toán Visa Master vào website để hỗ trợ thanh toán nhanh chóng, tiện lợi hơn.
Kể từ trong đại dịch Covid toàn cầu, thương mại điện tử bỗng chốc vụt lên và trở thành một trong những đề tài được quan tâm nhiều nhất. Thay vì thanh toán theo cách truyền thống thì người mua dần chuyển sang cách thanh toán trực tuyến qua thẻ nội địa và thẻ quốc tế (Visa, Master, Discover Visa, Express…). Trong đó Visa và Master là 2 loại thẻ phổ biến hơn tất cả.
Contents
1. Thẻ Visa là Master là gì?
Không ít người lầm tưởng rằng thẻ Visa và thẻ Master là tên gọi chung của một loại thẻ. Nhưng không.
Thẻ Visa hay VISA Card là loại thẻ có mạng lưới thanh toán do công ty VISA International Service Association (trụ sở tại San Francisco, bang California, Mỹ) cung cấp. Còn thẻ MasterCard là loại thẻ có mạng lưới thanh toán do công ty MasterCard Worldwide (trụ sở tại Purchase, New York, Mỹ) cung cấp. Thẻ MasterCard Worldwide có logo “MasterCard” được in ở mặt trước góc phải của thẻ.
Tuy tên gọi khác nhau nhưng về bản chất thì chúng đều là thẻ thanh toán quốc tế nhằm mục đích hỗ trợ khách hàng thanh toán hóa đơn quốc tế online và offline nhanh chóng, tiện lợi.
Cụ thể Visa và Master có ưu điểm như sau:
- Thanh toán trên toàn cầu: Có đến hàng triệu điểm giao dịch của Visa và Master trên toàn cầu nên người dùng có thể thanh toán ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.
- Thanh toán online trên toàn thế giới: Cả 2 loại thẻ này đều cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến và thanh toán online toàn cầu nên bạn có thể thỏa thích mua sắm ở những website có hỗ trợ thẻ Master, Visa.
- Bảo mật cao: Nếu không may bị mất thẻ, bạn chỉ cần báo cho ngân hàng để khóa tài khoản và tránh phát sinh những giao dịch ngoài ý muốn.
- Nhiều ưu đãi khi sử dụng: Không những tiện lợi, an toàn mà Master và Visa đều mang đến nhiều ưu đãi cho người dùng trong khi thanh toán như voucher, giảm giá, trả góp 0%…..
Qua những ưu điểm trên đây ta có thể thấy rằng hai loại thẻ Master & Visa trở thành xu hướng thanh toán tất yếu đồng thời việc tích hợp thanh toán Visa Master vào website là yêu cầu bắt buộc cần phải có đối với một website bán hàng trực tuyến.
2. Cách tích hợp thanh toán Visa Master vào website
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, việc tích hợp thanh toán Visa vào website hay Master là nhiệm vụ phải hoàn thành ngay nếu bạn đang sở hữu một trang web bán hàng xuyên quốc gia trên toàn thế giới.
2.1 Lưu ý trước khi tích hợp
Trước khi tích hợp, bạn cần lưu ý một số điểm:
– Sự tương thích giữa các nền tảng: Công nghệ giỏ hàng khi thanh toán cùng với công nghệ giao dịch thanh toán cần tương thích với nhau nhằm đảm bảo cho quá trình giao dịch không bị gián đoạn.
– Bảo đảm tính bảo mật & minh bạch: Vì thông tin khách hàng phải được bảo mật tuyệt đối cho nên hãy lựa chọn cổng thanh toán online uy tín, có như thế thì quá trình giao dịch mới minh bạch. Đây là ưu tiên số 1 của cả khách hàng và doanh nghiệp.
– Phí dịch vụ: Đương nhiên là khi dùng cổng thanh toán trực tuyến để thanh toán bằng Visa và Master, bạn sẽ phải trả một khoản phí dịch vụ trung gian cho đơn vị cung cấp dịch vụ cổng thanh toán. Vì thế hãy tìm hiểu để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.
2.2 Cách tích hợp thanh toán Visa Master
Cách 1: Qua kênh thanh toán trực tuyến trung gian
Đây có lẽ là giải pháp nhanh chóng, tiện lợi, bảo mật và tối ưu nhất dành cho người bán mà chúng tôi muốn giới thiệu đầu tiên. Vì bên cạnh thẻ nội địa thì cổng thanh toán này chấp nhận thanh toán bằng các loại thẻ tín dụng (VISA/MasterCard Credit), thẻ ghi nợ quốc tế (VISA/MasterCard Debit), thẻ trả trước (VISA/MasterCard Prepaid) được phát hành toàn cầu. Trong đó có AppotaPay – giải pháp thanh toán trực tuyến uy tín hàng đầu tại Việt Nam cho bạn lựa chọn.
Cách 2: Qua Paypal
Paypal được biết đến là kênh thanh toán trung gian uy tín, bảo mật, phổ biến nhất hiện nay, hỗ trợ 25 loại tiền tệ và đang hoạt động tại hơn 200 quốc gia/khu vực. Paypal chấp nhận các loại thẻ như thẻ Visa, MasterCard, thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ. Khi tích hợp Paypal vào website, bạn chỉ cần thực hiện đăng ký tài khoản Paypal là đã có thể giao dịch thanh toán qua Visa, Master, Amex, Discover…..
Xem thêm: Hướng dẫn tích hợp cổng thanh toán Paypal cho website WordPress
Cách 3: Qua plugin cài đặt thanh toán Paypal
Sử dụng 2 plugin WP Easy Paypal Payment Accept và Woocommerce Vietnam Currency là bạn đã có thể thanh toán bằng nhiều loại thẻ và các hình thức thanh toán khác nhau.
Đối đối với plugin WP Easy Paypal Payment Accept, bạn hãy làm như sau:
Bước 1: Cài đặt và active plugin như bình thường
Bước 2: Cài đặt tài khoản Paypal vào plugin.
Bước 3: Tiến hành cài đặt các đoạn mã code cho trang thanh toán của khách hàng. Đây là trang mà sau khi khách hàng bấm vào ô chọn sản phẩm, thanh toán thì một cửa sổ tiếp theo sẽ hiện ra để giúp họ xác nhận đơn hàng, giá tiền và mã Paypal.
Cách 4: Sử dụng 2Checkout
Tương tự như Paypal, 2Checkout cung cấp dịch vụ thanh toán tại 196 quốc gia trên thế giới, chấp nhận các loại thẻ từ nội địa cho đến quốc tế trong đó có Visa và Mastercard mà không bắt buộc phải trả phí hàng tháng.
Để sử dụng plugin WooCommerce của 2Checkout, bạn cần tạo tài khoản 2Checkout và tạo liên kết ngân hàng của mình với cổng thanh toán này. Khi khách hàng thanh toán thành công đơn hàng thì tiền sẽ được chuyển vào 2Checkout.
Lưu ý: Để có thể chuyển tiền từ 2Checkout sang tài khoản ngân hàng thì bạn cần thiết lập tại phần Cài đặt sau khi tích hợp cổng 2Checkout và website thành công.
Ngoài ra còn một giải pháp tích hợp thanh toán trực tuyến vào website nữa là bạn thiết kế website có tích hợp tính năng thanh toán Visa/Master. Tuy nhiên với cách này bạn phải nhờ đến các đơn vị thiết kế web chuyên nghiệp chứ không thể tự mình làm được.
Kết luận:
Trên đây chúng tôi đã gửi đến bạn đọc những thông tin hữu ích về 2 loại thẻ Visa, Master cũng như cách tích hợp thanh toán Visa Master vào website đơn giản nhất. Chúc bạn tìm thấy giải pháp phù hợp và tối ưu nhất cho trang web của mình.