Nếu bạn đang thắc mắc về kinh doanh bán hàng trên Amazon là như thế nào thì bài viết dưới đây chính là câu trả lời dành cho bạn. Hãy cùng xem bán hàng trên Amazon là gì? Các câu hỏi thường gặp khi kinh doanh trên Amazon với chúng tôi nhé.
Như các bạn đã biết, Amazon ra đời năm 1996 với mục đích là kinh doanh sách trực tuyến. Nhưng cho đến hiện tại thì trang thương mại điện tử này đã mở rộng kênh bán hàng, cung ứng nhiều sản phẩm khác nhau như đồ điện tử, thời trang, thực phẩm, đồ nội thất… tất tần tật đều có trên Amazon.
Bên cạnh đó Amazon còn tham gia vào phân phối tải xuống và phát trực tuyến video, audiobook, âm nhạc thông qua công ty con là Amazon Prime Video, Audible và Amazon Music. Amazon cũng có một chi nhánh xuất bản Amazon Publishing; một hãng phim và truyền hình là Amazon Studios. Ông lớn này cũng sản xuất cả thiết bị đọc ebook Kindle, máy tính bảng Fire, Fire TV, các thiết bị Echo. Ngoài ra, các công ty con của Amazon cũng bao gồm Ring, Twitch.tv, Whole Foods Market và IMDb.
Qua đây có thể thấy rõ một điều là Amazon đã trở thành một trong những công ty công nghệ lớn nhất và có giá trị nhất thế giới.
Contents
- Bán hàng trên Amazon là gì?
- Các câu hỏi thường gặp khi kinh doanh trên Amazon
- 1. Amazon có gì khác biệt với các sàn thương mại điện tử khác?
- 2. Lợi ích và khó khăn khi bán hàng trên Amazon
- 3. Làm thế nào để đăng ký bán hàng trên Amazon?
- 4. Đối tượng bán hàng trên Amazon là ai?
- 5. Những sản phẩm không được bán trên Amazon
- 6. Amazon có những hình thức quảng cáo nào?
- 7. Bán hàng trên Amazon có mất phí không?
- 8. Bán hàng trên Amazon có phải đóng thuế?
- 9. Nhận tiền bán hàng trên Amazon về bằng cách nào?
- 10. Làm sao để vận chuyển được hàng hóa từ Việt Nam đến khách hàng?
Bán hàng trên Amazon là gì?
Bán hàng trên Amazon có nghĩa là bạn sẽ sử dụng website thương mại điện tử của Amazon để bán hàng mà không cần phải xây dựng website riêng. Tương tự như các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Tiki… bạn được thoải mái đăng hàng hoá của mình lên đó. Sản phẩm của bạn có cơ hội tiếp cận với khách hàng từ khắp nơi trên thế giới thay vì chỉ bó hẹp ở thị trường trong nước.
Nếu là seller – người bán hàng thì kinh doanh trên Amazon sẽ giúp bạn:
– Tạo được lòng tin đối với khách hàng vì Amazon là thương hiệu uy tín hàng đầu thế giới.
– Tiết kiệm chi phí tiếp cận khách hàng vì tận dụng được một nguồn data khổng lồ của Amazon.
– Mở rộng thị trường, không bị giới hạn trong một phạm vi lãnh thổ nhất định.
– Dễ dàng mở rộng ngành hàng.
– Liên tục cập nhật những tính năng mới để thu hút thêm nhiều khách hàng hơn, thúc đẩy hoạt động bán hàng diễn ra một cách nhanh chóng.
– Được hưởng chính sách bảo vệ người bán và người mua từ Amazon
Amazon là sàn thương mại điện tử – kênh bán hàng online hiệu quả, an toàn, uy tín và hấp dẫn dành cho cả người bán lẫn người mua nên bạn đừng bao giờ lo lắng bán hàng trên Amazon có lừa đảo không nhé.
Các câu hỏi thường gặp khi kinh doanh trên Amazon
Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề mà bạn đang quan tâm đó chính là những câu hỏi thường gặp khi kinh doanh trên Amazon.
1. Amazon có gì khác biệt với các sàn thương mại điện tử khác?
Amazon là sản thương mại điện tử bán lẻ lớn nhất thế giới là một ông lớn trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ với 300 triệu khách hàng trên 180 quốc gia, lượt truy cập trung bình hàng tháng nên đến 195 triệu khách truy cập/ tháng (chỉ tính riêng thị trường Mỹ).
Hơn nữa Amazon còn có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh xuyên biên giới. Và còn cung cấp nhiều mô hình kinh doanh cho người bán lựa chọn.
2. Lợi ích và khó khăn khi bán hàng trên Amazon
Lợi ích:
– Có được một tệp khách hàng lớn ngay lập tức
– Được khách hàng tin tưởng hơn bởi sàn Amazon là một sàn TMĐT uy tín, được khách hàng đánh giá cao.
– Amazon sẽ đảm nhận vai trò vận chuyển bằng dịch vụ Fulfilment by Amazon (FBA) nên bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và một nguồn tài nguyên lớn.
Khó khăn:
– Sản phẩm dính bản quyền trước đó
– Rủi ro cao khi bán sản phẩm theo xu hướng
– Chưa hiểu rõ các khoản phí kinh doanh trên sàn Amazon
– Sản phẩm bị Hijack (sản phẩm bị người bán khác chiếm quyền điều khiển)
– Bị khóa tài khoản
3. Làm thế nào để đăng ký bán hàng trên Amazon?
Để đăng ký bán hàng trên nền tảng này, các nhà bán hàng tiến hành làm theo các bước chính sau đây:
Bước 1: Truy cập vào trang web đăng ký tài khoản của Amazon và nhấn vào nút Sign up.
Bước 2: Nhập thông tin tài khoản gồm Email, mật khẩu và tên hiển thị của người bán hàng.
Bước 3: Tiến hành xác minh lần 1(SIV) bằng cách nhập số điện thoại và mã xác nhận.
Bước 4: Chọn loại tài khoản (Professional hoặc Individual) bằng cách đăng nhập vào Seller Central và chọn loại tài khoản.
Bước 5: Xác minh danh tính lần 2 (SPR) bằng cách cung cấp các giấy tờ như hộ chiếu, thẻ tín dụng và địa chỉ liên hệ.
4. Đối tượng bán hàng trên Amazon là ai?
– Người bán hàng cá nhân (đăng ký tài khoản bán hàng cá nhân) chỉ được bán ít hơn 40 sản phẩm mỗi tháng và phải trả phí cho mỗi sản phẩm được bán.
– Người bán hàng chuyên nghiệp (đăng ký tài khoản bán hàng chuyên nghiệp) là những người có số lượng sản phẩm lớn và phải trả phí hàng tháng cho Amazon.
5. Những sản phẩm không được bán trên Amazon
Amazon là một sản thương mại điện tử có các chính sách bảo vệ người tiêu dùng rất khắt khe, vì vậy quy định dành cho các loại sản phẩm được phép bán và bị hạn chế cũng rất nghiêm ngặt.
Danh sách sản phẩm không được bán trên Amazon:
– Danh mục thực phẩm
+ Thực phẩm đông lạnh
+ Thực phẩm có chứa xyanua
+ Thực vật, sản phẩm thực vật và hạt giống
+ Sản phẩm không đạt chuẩn tiêu chí của USDA và FSIS
– Danh mục đồ uống: Đồ uống có cồn
– Danh mục thiết bị điện tử
+ Sản phẩm điện tử tái chế
+ Sách điện tử miễn phí không dùng trên Kindle (ngoại trừ Seller Central).
+ Các sản phẩm tạo điều kiện cho việc xâm phạm/truy cập trái phép vào nội dung có bản quyền
+ Thiết bị đóng dấu bưu chính và tem
– Danh mục dược phẩm, sức khỏe và làm đẹp
+ Kem bôi ăn mòn.
+ Sản phẩm đốt mỡ, ngăn và giảm mỡ.
+ Thuốc lá và các sản phẩm liên quan
+ Thuốc trừ sâu
+ Động vật và sản phẩm liên quan đến động vật
– Danh mục vũ khí
+ Thuốc súng
+ Cầu chì nổ
+ Nắp đậy súng đồ chơi
+ Súng trường phát nổ
+ Pháo hoa
– Danh mục thiết bị y tế
Thủy ngân lỏng và các sản phẩm có chứa thủy ngân
– Danh mục sản phẩm khiêu dâm và nhạy cảm
Ấn phẩm, sản phẩm đồi trụy, nhạy cảm
– Danh mục thiết bị bảo mật và giám sát
+ Sản phẩm laze
+ Thiết bị chiếu sáng
+ Thiết bị phá khóa và ăn trộm
– Danh mục tiền tệ, tiền ảo
Tiền tệ, tiền xu, sản phẩm tương đương quy đổi ra tiền mặt và thẻ quà tặng
– Mặt hàng bị kiểm soát xuất khẩu
– Ô tô và xe thể thao
– Danh mục tâm linh và các sản phẩm liên quan
+ Bùa chú
+ Ấn phẩm xuyên tạc, tuyên truyền tà giáo
+ Bộ phận con người và cổ vật chôn cất
6. Amazon có những hình thức quảng cáo nào?
Hiện tại có 3 hình thức quảng cáo phổ biến và dùng được tin dùng nhiều nhất khi bán hàng trên Amazon:
– Amazon Sponsored Products: Là hình thức quảng cáo giúp cho các nhà bán hàng hiển thị sản phẩm của mình trên các trang kết quả tìm kiếm và các trang chi tiết sản phẩm của sàn thương mại điện tử Amazon.
– Amazon Sponsored Brand: Là quảng cáo hiển thị logo thương hiệu kèm theo thông điệp và sản phẩm trên các trang kết quả tìm kiếm của Amazon.
– Amazon Sponsored Display: Loại quảng cáo hiển thị sản phẩm trên các trang liên quan đến Amazon giúp các nhà bán hàng tiếp cận được khách hàng ở các giai đoạn khác nhau của hành trình mua hàng, cả trong nội sàn Amazon và ngoại sàn Amazon.
7. Bán hàng trên Amazon có mất phí không?
Phí bán hàng trên Amazon có thể chia thành 4 loại phí chính như sau:
– Phí duy trì tài khoản bán hàng: Khi các nhà bán hàng đăng kí tài khoản bán hàng chuyên nghiệp (Professional) với phí $39.99/tháng hoặc gói bán hàng cá nhân (Individual) với phí $0.99 cho mỗi sản phẩm bán được
– Phí giới thiệu: Phí này được tính theo phần trăm doanh thu các nhà bán hàng kiếm được trên sàn thương mại điện tử Amazon. Tỷ lệ này dao động từ 6% – 45% tùy thuộc vào danh mục sản phẩm.
– Phí FBA: Chi phí FBA sẽ tùy thuộc vào kích thước, khối lượng của sản phẩm. Chi phí này bao gồm các chi phí đóng gói, giao hàng, lưu kho và xử lý trả hàng.
– Phí lưu kho hàng tháng: Chi phí này được tính dựa trên diện tích mà hàng hóa, sản phẩm của nhà bán hàng chiếm trong kho. Phí lưu kho hàng tháng bạn sẽ trả cho Amazon để lưu trữ các sản phẩm của mình trong các trung tâm giao hàng của Amazon.
Ngoài ra còn có các chi phí về vận chuyển hàng từ Việt Nam đến các trung tâm kho bãi của Amazon, chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu, chi phí hoàn thiện bao bì sản phẩm và chi phí cho các Agency nếu có.
8. Bán hàng trên Amazon có phải đóng thuế?
Tùy thuộc vào từng thị trường mà các loại thuế, mức thuế phải nộp là khác nhau nhưng nhìn chung có 2 loại thuế mà bạn cần lưu ý:
– Thuế giá trị gia tăng (VAT): Loại thuế áp dụng với tất cả mặt hàng, có tỷ lệ từ 0% đến 10% tuỳ theo sản phẩm và địa chỉ nhận hàng tại Mỹ.
– Thuế nhập khẩu: Đây là thuế được tính theo từng ngành hàng, có tỷ lệ từ 10% đến 30% tùy theo sản phẩm.
9. Nhận tiền bán hàng trên Amazon về bằng cách nào?
Amazon thanh toán cho các nhà bán hàng theo đúng chu kỳ. Để có thể nhận tiền từ họ, bạn cần phải có thẻ Payoneer hoặc Ping pong.
Đối với Payoneer, người bán hàng sẽ có tài khoản ngân hàng Mỹ để nhận thanh toán, cộng với thẻ Debit Mastercard bạn có thể rút tiền về tài khoản ngân hàng của mình. Phí thường niên của Payoneer là $29.5/năm
10. Làm sao để vận chuyển được hàng hóa từ Việt Nam đến khách hàng?
Hiện tại Amazon đã triển khai hình thức FBA (Fulfillment by Amazon) giúp các nhà bán hàng giải quyết được bài toán lưu kho và vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng khi bán hàng tại thị trường nước ngoài.
Với FBA, hàng hóa sẽ gửi vào trong các trung tâm giao hàng của Amazon, từ đây Amazon sẽ thay các nhà bán hàng hoàn thiện đơn hàng và vận chuyển đến tay người tiêu dùng và thậm chí chăm sóc khách hàng hay xử lý trả hàng.
Việc bán hàng trên Amazon có hiệu quả không còn tùy thuộc vào mặt hàng, chất lượng sản phẩm, giá cả, cạnh tranh… Nhưng dẫu sao thì chúng ta cũng không thể phủ nhận sức mạnh của nền tảng thương mại điện tử hàng đầu thế giới này. Thông qua bài viết: “Bán hàng trên Amazon là gì? Các câu hỏi thường gặp khi kinh doanh trên Amazon” sẽ giúp bạn hiểu hơn và kinh doanh hiệu quả hơn.