Cách bán hàng trên Amazon từ Việt Nam đầy đủ & chi tiết nhất

Muốn kinh doanh trên Amazon nhưng không biết nên bắt đầu như thế nào từ khâu chọn sản phẩm, tạo tài khoản, bán hàng, thanh toán… Đừng lo, chúng tôi sẽ hướng dẫn từ A đến Z cách bán hàng trên Amazon từ Việt Nam. Cùng theo dõi tiếp nhé.

Amazon đã và đang trở thành nền tảng trực tuyến nổi tiếng toàn cầu, nhất là trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ như hiện nay. Do đó hoạt động kinh doanh đa dạng trên nền tảng này lại càng thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp hơn bao giờ hết. 

1. Khái niệm cơ bản khi bán hàng trên Amazon

Cách bán hàng trên Amazon từ Việt Nam đầy đủ từ A đến Z 1

1.1 Tài khoản bán hàng

Amazon cung cấp 2 tùy chọn khi tạo tài khoản bán hàng là Professional và Individual:

  • Individual là tài khoản cá nhân không mất phí duy trì nhưng bạn phải trả cho Amazon 0,99$ với mỗi sản phẩm bán được. Ngoài ra, bạn sẽ bị hạn chế số lượng 40 sản phẩm/tháng.
  • Professional là tài khoản bán hàng chuyên nghiệp, bạn phải mất phí duy trì 39,99$ hàng tháng nhưng bù lại, bạn được sử dụng nhiều tiện ích sẵn có.

1.2 Các mô hình kinh doanh 

  • Private Label (Thương hiệu cá nhân): Tạo sản phẩm và thương hiệu độc đáo của riêng bạn.
  • Wholesale (Bán buôn): Mua sản phẩm với số lượng lớn trực tiếp từ một thương hiệu hoặc nhà phân phối để bán lại trên Amazon.
  • Retail Arbitrage (Bán lẻ chênh lệch giá): Mua các sản phẩm giảm giá tại các nhà bán lẻ khác và bán lại chúng trên Amazon.
  • Online Arbitrage (Kinh doanh chênh lệch giá trực tuyến): Mua các sản phẩm giảm giá từ các nhà bán lẻ trực tuyến và bán lại chúng trên Amazon.
  • Dropshipping (Bán hàng không vận chuyển): Nhờ nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất thay mặt bạn thực hiện các đơn đặt hàng của Amazon mà không cần mua sản phẩm với số lượng lớn.
  • Handmade (Thủ công): Chế tạo sản phẩm của bạn để bán trên Amazon.

1.3 Phương thức

Amazon cung cấp 2 phương thức là FBA và FBM

  • FBA (Fulfillment by Amazon): Amazon xử lý mọi thứ từ lưu trữ, lấy hàng, đóng gói, vận chuyển và thậm chí cả dịch vụ khách hàng. 
  • FBM (Fulfillment by Merchant): người bán tự quản lý việc lưu trữ, vận chuyển, hỗ trợ khách hàng và thực hiện đơn hàng hoặc sử dụng trung tâm thực hiện của bên thứ ba.

1.4 Điều kiện

Tài khoản bán hàng online trên Amazon của bạn phải có: 

  • Địa chỉ, thông tin hàng hóa, thời gian giao hàng và cũng như hãng vận chuyển.
  • Hình ảnh bản quyền: các sản phẩm được đăng bán phải có hình ảnh thực, chi tiết. 
  • Nắm chắc hình thức vận chuyển, các khoản phí xuất nhập khẩu hàng hóa, các phụ phí liên quan và thời gian hàng cho 1 đơn hàng. 
  • Vốn tiếng Anh cơ bản để trả lời khách hàng. Trả lời nhanh chóng trong vòng 24h cho người mua hàng.
  • Nắm rõ các khoản phụ phí, phí vận chuyển, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt.. xuất VAT khi người mua yêu cầu.

Xem thêm: Bán hàng trên Amazon là gì? Câu hỏi thường gặp khi kinh doanh trên Amazon

2. Hướng dẫn cách bán hàng trên Amazon từ Việt Nam

Sau khi đã khảo sát thị trường, chọn được sản phẩm muốn kinh doanh và thiết kế bao bì xong rồi, vậy muốn bán hàng trên Amazon phải làm sao? Đương nhiên là bạn cần phải tạo tài khoản bán hàng. 

2.1 Tạo tài khoản bán hàng trên Amazon

Bước 1: Đăng ký bán hàng

  • Truy cập vào Amazon.com Kéo xuống cuối trang web và nhấp vào “Sell products on Amazon” (Bán sản phẩm trên Amazon).

Cách bán hàng trên Amazon từ Việt Nam đầy đủ từ A đến Z 2

  • Nhấp vào “Sign up” (Đăng ký) để tiến hành đăng ký tài khoản.
  • Sau khi nhấp vào “Sign up”, bạn sẽ được đưa tới liên kết Trung tâm bán hàng của Amazon. Bên trái là thông tin khái quát về quá trình đăng ký bán hàng trên Amazon, bên phải sẽ là những gì bạn cần có để đăng ký tài khoản. Nhấp chọn “Begin” (Bắt đầu) để tiếp tục.

Bước 2: Điền thông tin

Đầu tiên bạn cần điền thông tin kinh doanh và loại hình kinh doanh. Có 5 loại hình kinh doanh cho bạn lựa chọn, đó là: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp niêm yết công khai, doanh nghiệp tư nhân, tổ chức từ thiện hoặc cá nhân.

Sau khi lựa chọn đúng loại hình doanh nghiệp, bạn sẽ phải cung cấp tên doanh nghiệp hoặc tên cá nhân nếu kinh doanh cá nhân.

Đọc kỹ Thỏa thuận giải pháp kinh doanh dịch vụ của Amazon và Thông báo về quyền riêng tư của Amazon trước khi nhấp vào “Agree and continue” (Đồng ý và tiếp tục).

Sau khi nhấp vào, bạn sẽ được chuyển đến liên kết khác để điền đầy đủ thông tin về người bán.

Điền đầy đủ thông tin và nhấp vào “Next” (Tiếp theo) để chuyển đến thông tin thanh toán.

Tiếp tục hoàn thiện thông tin thanh toán và chọn “Next” (Tiếp theo) để chuyển tới thông tin cửa hàng và sản phẩm.

Đặt tên cho cửa hàng của bạn và trả lời một số câu hỏi sau:

  • “Bạn có mã sản phẩm chung (UPCs) cho tất cả các sản phẩm của mình không?”.
  • “Bạn có phải là nhà sản xuất hay chủ sở hữu thương hiệu (hoặc đại lý hay đại diện của thương hiệu) cho bất kỳ sản phẩm nào bạn muốn bán trên Amazon?”.
  • “Bạn có sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký của chính phủ cho các sản phẩm mà thương hiệu bạn muốn bán trên Amazon không?”.

Sau khi lựa chọn câu trả lời, bấm “Next” để chuyển tới phần xác minh danh tính và địa chỉ.

Tại đây bạn sẽ thấy các thông tin mà mình đã nhập tại các bước trước. Tải lên theo yêu cầu biểu mẫu, bao gồm giấy tờ tùy thân và bản sao kê tài khoản ngân hàng hoặc bản sao kê thẻ tín dụng.

Hoàn thành tải lên và nhấp vào “Next” để đến phần xác minh danh tính.

Bước 3: Xác minh danh tính

Tại đây bạn sẽ phải kết nối với cộng tác viên hiện có của Amazon để hoàn tất quy trình xác minh danh tính bằng cách sử dụng cuộc gọi video. Thời gian chờ cho cộng tác viên khả dụng sẽ từ 1 đến 6 phút. Nếu cuộc gọi thành công, bạn sẽ nhận được phản hồi để xác minh lần cuối trong 2 đến 3 ngày.

Sau khi tạo tài khoản xong, bạn sẽ có quyền truy cập vào tài khoản. Một số mục bạn có thể thực hiện ở Seller Central – Trang quản lý bán hàng. Tại đây bạn có thể:

  • Theo dõi hàng lưu kho, cập nhật danh sách của bạn từ mục Inventory/ Quản lý hàng lưu kho
  • Tải báo cáo kinh doanh tùy chọn và đánh dấu các mẫu thường sử dụng
  • Sử dụng công cụ đo lường khách hàng để theo dõi hiệu suất bán hàng
  • Liên hệ với Bộ phận Hỗ trợ Người bán thông qua Case Log
  • Theo dõi doanh thu hàng ngày của tất cả các sản phẩm

Xem thêm: Amazon Pay là gì? Hướng dẫn đăng ký tài khoản trên Amazon Pay

2.2 Liệt kê sản phẩm trên Amazon

Để bắt đầu bán hàng trên Amazon, bạn sẽ cần đăng tải thông tin sản phẩm tại Seller Central (hoặc thông qua API). Một thông tin đăng tải sản phẩm bao gồm:

  • Mã sản phẩm, như GTIN (Mã số thương phẩm toàn cầu), UPC, ISBN, hoặc EAN.Amazon sử dụng các mã này để xác định chính xác mặt hàng bạn đang bán.

Cách bán hàng trên Amazon từ Việt Nam đầy đủ từ A đến Z 3

  • SKU là mã hàng hoá để bạn phân loại và theo dõi hàng hóa trong kho.
  • Tiêu đề sản phẩm
  • Mô tả sản phẩm và các điểm nhấn, tên thương hiệu, danh mục sản phẩm
  • Hình ảnh sản phẩm
  • Cụm từ tìm kiếm và từ khóa liên quan giúp người mua có thể tìm thấy sản phẩm của bạn

2.3 Thu hút khách hàng

Bên cạnh một trang thông tin chi tiết của sản phẩm và thiết kế gian hàng đẹp mắt thì cách bán hàng online hiệu quả nhất là phải thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng đồng thời rút ngắn khoảng cách với đối thủ bằng một số cách sau:

  • Dịch vụ vận chuyển nhanh chóng nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng
  • Quảng cáo để tăng lưu lượng truy cập và tăng độ nhận diện thương hiệu 
  • Thiết kế chiến lược giá cả cạnh tranh

2.4 Quản lý và theo dõi cửa hàng trực tuyến trên Amazon

Sau khi cửa hàng của bạn hoạt động, bạn cần có chiến lược, kế hoạch kỹ càng để quản lý cửa hàng trực tuyến của mình. Để xây dựng một kế hoạch phát triển hiệu quả, có một số điều quan trọng cần lưu ý sau đây.

  • Theo dõi các chỉ số hiệu suất
  • Nhận đánh giá của khách hàng
  • Trả lời câu hỏi của khách hàng
  • Không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ…

Phần kết: Trên đây là bài hướng dẫn cách bán hàng trên Amazon cho người mới bắt đầu từ Việt Nam đầy đủ và chi tiết nhất. Mong rằng bạn sẽ nhanh chóng xây dựng được gian hàng của riêng mình và phát triển sản phẩm trên sàn thương mại hàng đầu thế giới.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here