Bạn mới bước chân vào con đường kinh doanh nonline, bạn chưa có nhiều kiến thức về thương mại điện tử? Vậy thì trước tiên bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ các thuật ngữ thương mại điện tử cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng bên dưới đây. Chúng tôi đã tổng hợp danh sách gần 40 thuật ngữ thương mại điện tử cho bạn tham khảo.
Thương mại điện tử (TMĐT) là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ, thông tin giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng qua mạng điện tử Internet hay còn gọi là mạng xã hội trực tuyến. Công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu mua sắm tiêu dùng của con người ngày càng nhiều đã giúp cho thương mại điện tử nở rộ như hiện nay.
Và nếu bạn muốn kinh doanh bằng hình thức này thì hãy đọc đầy đủ các thuật ngữ thường được sử dụng trong thương mại điện tử sau đây nhé.
Contents
- Business to Business (B2B)
- Business to Consumer (B2C)
- Brick and Click
- Dropshipping
- M-commerce
- Metrics
- Merchant Account (Tài khoản thương mại)
- Profit margins (Tỉ suất lợi nhuận)
- Transaction fee (Phí giao dịch)
- QR Code (Quick Response Code)
- QR Pay
- Payment Gateway – Cổng thanh toán trực tuyến
- Affiliate Marketing
- A/B Testing
- Address Verification Service (AVS) – Dịch vụ xác minh địa chỉ
- Abandoned Carts
- Average Selling Price (ASP)
- Average Order Value – AOV (Giá trị đơn hàng trung bình)
- Cross-selling (Bán chéo)
- Amazon
- Discount Code
- Email Marketing
- Fulfillment
- Google Ads
- Google Analytics
- Google Keywords
- Pay per click (PPC)
- Search Engine Optimization (SEO)
- Blog
- Landing Page (Trang đích)
- Traffic
- Average Time on Site
- Conversion Rate (CR)
- Engagement Rate
- Call to Action (CTA)
- Click through rate (CTR)
- Bounce Rate
- UI – User Interface
- UX – User Experience
Business to Business (B2B)
Mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Trong đó, một doanh nghiệp đóng vai trò là nhà cung cấp, một doanh nghiệp chính là khách hàng mua sản phẩm/hàng hóa.
Business to Consumer (B2C)
Đây là mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp trực tiếp cung cấp sản phẩm/dịch vụ đến người tiêu dùng.
Cả B2C và B2B đều là những thuật ngữ thương mại điện tử rất quan trọng mà bạn cần hiểu để phân biệt.
Brick and Click
Mô hình kinh doanh kết hợp giữa cửa hàng truyền thống và trang web thương mại điện tử hỗ trợ bán hàng trực tuyến. Đây được xem là mô hình phổ biến và được áp dụng rộng rãi nhất của hầu hết các doanh nghiệp.
Dropshipping
Đây là một phương thức bán hàng nhưng bỏ qua khâu vận chuyển. Nghĩa là người bán thực hiện toàn bộ các quy trình khác nhưng sẽ bỏ quan bước vận chuyển đến khách hàng. Nhiệm vụ này được thực hiện bởi nhà sản xuất hoặc kho xưởng dựa trên mô hình Dropshipping bạn đang hoạt động.
M-commerce
M-commerce/ Mobile Commerce là một cách thức của thương mại điện tử, nói về việc khách hàng tìm kiếm và mua sắm hàng hóa dịch vụ thông qua thiết bị di động.
Metrics
Là phép đo khi phân tích xử lý dữ liệu, giúp đánh giá các hạng mục như doanh thu, thứ hạng từ khóa, lưu lượng truy cập trang web…
Merchant Account (Tài khoản thương mại)
Tài khoản thương mại là một loại tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp để chấp nhận và xử lý các khoản thanh toán từ khách hàng thông qua thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng. Các doanh nghiệp trực tuyến bắt buộc phải có tài khoản thương mại để phục vụ cho mục đích thanh toán trực tuyến.
Profit margins (Tỉ suất lợi nhuận)
Tỉ suất lợi nhuận được biểu thị bằng phần trăm giá bán chuyển thành lợi nhuận. Nó được sử dụng để đo lường mức độ kiểm soát chi phí của một công ty. Tỉ suất lợi nhuận càng cao, công ty được cho là kiểm soát chi phí tốt hơn. Bởi với cùng mức doanh thu, tiết kiệm chi phí được bao nhiêu thì lợi nhuận sẽ tăng lên bấy nhiêu.
Tỉ suất lợi nhuận có thể được tính theo công thức: Tỉ suất lợi nhuận = (Tổng doanh thu – Tổng chi phí) / Tổng doanh thu
Transaction fee (Phí giao dịch)
Số tiền phí mà doanh nghiệp phải trả cho ngân hàng thanh toán cho mỗi giao dịch được thực hiện.
QR Code (Quick Response Code)
QR Code là mã vạch hai chiều có thể đọc được bằng máy bao gồm một loạt các ô vuông đen và trắng. Nó thường được sử dụng để lưu trữ đa dạng các loại dữ liệu và cho phép truy cập thông tin dễ dàng thông qua camera điện thoại thông minh.
QR Pay
Mã QR Pay là một bảng mã QR được bên người bán/nhà cung cấp dịch vụ tạo ra để khách hàng có thể quét và thực hiện thanh toán trực tuyến nhanh chóng, tiện lợi bằng điện thoại thông minh.
Còn thanh toán bằng QR Pay là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Bạn sẽ quét mã QR từ ứng dụng di động để có thể thanh toán sản phẩm; dịch vụ trên các trang mua hàng trực tuyến; các sàn thương mại điện tử; các trung tâm thương mại; các cửa hàng ứng dụng đặt đồ ăn, gọi xe….
Payment Gateway – Cổng thanh toán trực tuyến
Cổng thanh toán trực tuyến hay cổng thanh toán điện tử trực tuyến (tiếng Anh: Payment Gateway) là hệ thống kết nối người mua, người bán và ngân hàng với nhau với mục đích để người bán nhận được tiền ngay khi giao dịch trực tuyến được hoàn thành.
Để thanh toán trực tuyến, người bán phải có tài khoản trên đó. Ví dụ như nhà bán mỹ phẩm Cocoon có tài khoản trên cổng AppotaPay; đồng thời, họ cũng cần liên kết tài khoản ngân hàng của mình lên cổng AppotaPay.
Cổng thanh toán AppotaPay là giải pháp thanh toán toàn diện, giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu, tiếp cận thị trường quốc tế dễ dàng nhất, với ưu điểm:
– Đa dạng thanh toán nội địa & quốc tế
– Tích hợp tiện lợi qua website, ứng dụng di động
– Xử lý 350.000 giao dịch/phút
– Hệ thống quản lý thân thiện, rõ ràng giúp doanh nghiệp dễ dàng vận hành và đối soát
– Support 24/7, hỗ trợ kịp thời các sự cố kỹ thuật
AppotaPay tự hào đã mang giải pháp Cổng thanh toán tới hơn 500 doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước như Momo, Techcombank, Bigo, TikTok, VNPay, VinID,… Với tiêu chí AN TOÀN – TIỆN LỢI – TỐI ƯU, AppotaPay cam kết mang đến những giải pháp công nghệ mới, dẫn đầu xu hướng “thanh toán không tiền mặt”, phù hợp với cả khách hàng B2B và B2C.
Bạn kinh doanh, chúng tôi nhận thanh toán. Cổng thanh toán là tất cả những gì bạn cần để tăng trưởng doanh thu! LIÊN HỆ TƯ VẤN qua hotline 0907788363 hoặc ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG ngay hôm nay!
Affiliate Marketing
Đây là thuật ngữ không quá xa lạ với những người làm Marketing, tạm dịch là “tiếp thị liên kết” dùng để chỉ một phương pháp tiếp thị 3 bên: nhà cung cấp, người quảng cáo và người tiêu dùng.
Người quảng cáo sẽ giới thiệu khách hàng đến trang web của doanh nghiệp để mua hàng bằng Affiliate links (đường dẫn liên kết). Nếu khách hàng đồng ý mua sản phẩm qua đường link ấy thì người quảng cáo sẽ nhận được một khoản hoa hồng nhất định.
A/B Testing
A/B Testing (hay còn được gọi là split testing hay bucket testing) là phương pháp để so sánh giữa 2 phiên bản của webpage hoặc ứng dụng để từ đó tìm ra được phiên bản nào hiệu quả hơn, tốt hơn.
Address Verification Service (AVS) – Dịch vụ xác minh địa chỉ
Quy trình mà mọi công ty thẻ tín dụng đều thực hiện trong hệ thống của mình, cho phép họ xác minh xem địa chỉ thanh toán của thẻ tín dụng do người dùng cung cấp có khớp với địa chỉ trên bảng sao kê thẻ tín dụng hay không.
Abandoned Carts
Thêm một thuật ngữ thương mại điện tử mà bạn cũng cần biết đó chính là Abandoned Carts. Thuật ngữ này chỉ những đơn hàng “bị rớt lại”. Nghĩa là khách hàng chọn lựa sản phẩm của doanh nghiệp và bỏ vào giỏ hàng của mình nhưng không thực hiện thanh toán và rời đi.
Average Selling Price (ASP)
Dùng để chỉ giá bán trung bình của một sản phẩm. ASP có chức năng phản ánh giá thực tế của sản phẩm đang được bán trên thị trường.
Average Order Value – AOV (Giá trị đơn hàng trung bình)
Tổng giá trị trung bình của tất cả đơn đặt hàng được đặt với một nhà bán lẻ trong một khoảng thời gian xác định. Công thức tính AOV được xác định bằng doanh thu chia cho số lượng đơn đặt hàng trong một đơn vị thời gian.
Cross-selling (Bán chéo)
Đây là một kỹ thuật để khiến khách hàng của bạn chi tiêu nhiều hơn bằng cách khiến họ mua một dịch vụ hay sản phẩm bổ sung cho những gì họ đã mua. Khi mua hàng trên các website thương mại điện tử, bạn thấy những lời gợi ý như: “Những người mua sản phẩm A này cũng thường mua sản phẩm B kia…”…
Amazon
Amazon.com là trang bán hàng trực tuyến lớn và uy tín hàng đầu hiện nay trên thế giới hiện nay.
Discount Code
Cụm từ này dùng để chỉ mã khuyến mãi hoặc giảm giá được dùng để kích hoạt hoặc tham gia các chương trình khuyến mãi trên các website.
Email Marketing
Đây là hình thức sử dụng Email để truyền tải nội dung, thông điệp về sản phẩm/dịch vụ của một doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng.
Fulfillment
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ dịch vụ hoàn tất đơn hàng, bao gồm một chuỗi hoạt động như: lưu kho, xử lý đơn hàng, xuất hàng từ kho, đóng gói, vận chuyển và giao đến tay người mua hàng.
Google Ads
Thuật ngữ này xuất phát từ dịch vụ chạy quảng cáo có tính phí của Google. Nhiều doanh nghiệp thường sử dụng dịch vụ này để quảng cáo bài viết, website của họ. Chi phí chạy quảng cáo tỷ lệ thuận với vị trí ưu tiên của bài viết trên trang kết quả tìm kiếm.
Google Analytics
Google Analytics là một công cụ của Google, có khả năng theo dõi, đo lường, phân tích và báo cáo số liệu truy cập của một website. Những số liệu do công cụ này có tính chính xác lên đến 99% nên được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng.
Google Keywords
Đây cũng là một công cụ được phát triển bởi Google. Công cụ này có khả năng cung cấp số liệu chi tiết về nhiều phương diện như: từ khóa tìm kiếm nhiều nhất, tỷ lệ cạnh tranh trong quảng cáo, nhân khẩu học, vị trí địa lý…
Pay per click (PPC)
Là hình thức tiếp thị trên Internet mà doanh nghiệp sẽ trả phí khi có một khách hàng nhấp vào bài quảng cáo và chuyển hướng đến trang web của họ.
Search Engine Optimization (SEO)
SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là quá trình cải thiện thứ hạng của một website trên các công cụ tìm kiếm.
Blog
Bạn có thể hiểu thuật ngữ thương mại điện tử này như sau. Là một trang thông tin tổng hợp, chia sẻ nhiều kiến thức, kinh nghiệm….. thường được viết dưới dạng chủ đề. Tại đây người đọc có thể bình luận, trao đổi ý kiến với nhau và với chủ blog.
Xem thêm:
Các bước xây dựng website thương mại điện tử cần phải có
Các chức năng của website thương mại điện tử nhất định phải có
Landing Page (Trang đích)
Landing page/ Destination page là trang web mà khách truy cập sẽ được điều hướng tới sau khi nhấp vào liên kết tại trang kết quả của công cụ tìm kiếm.
Traffic
Đây là một thuật ngữ liên quan đến SEO, dùng để mô tả số lượng người dùng truy cập và hoạt động trên website. Traffic cao là một tín hiệu tốt giúp bạn đạt kết quả trong quá trình SEO.
Average Time on Site
Lưu lượng thời gian trung bình khách hàng truy cập vào một trang web. Tuy nhiên, lượng thời gian này không hoàn toàn chính xác vì một người có thể truy cập và tương tác với nhiều trang web cùng một lúc, hoặc họ chỉ mở trình duyệt nhưng không xem trang web đó.
Conversion Rate (CR)
Phần trăm lượng người dùng truy cập trang web của doanh nghiệp và chuyển đổi thành khách hàng so với tổng lượt truy cập vào trang nói chung.
Engagement Rate
Thuật ngữ này được hiểu là tỷ lệ người thực hiện các tương tác trên bài đăng của bạn, có khả năng đo lường mức độ quan tâm của người dùng đến nội dung hoặc bài quảng cáo của bạn.
Call to Action (CTA)
Call to Action (tạm dịch: nút kêu gọi hành động) là những từ hoặc cụm từ được sử dụng trong các thông điệp quảng cáo hoặc kịch bản bán hàng có khả năng kích thích người đọc, người nghe thực hiện hành động ngay lập tức. Một số CTA được sử dụng phổ biến trong tiếp thị và quảng cáo là: “Mua ngay”, “Gọi ngay”, “Nhấp vào đây”,…
Click through rate (CTR)
CTR cho biết tỷ lệ phần trăm số lần nhấp vào liên kết hoặc một đường link quảng cáo dựa trên tổng số người dùng truy cập vào trang đó. Điều này giúp doanh nghiệp xác định được hiệu quả của chiến dịch quảng cáo và tiếp thị trực tuyến.
Bounce Rate
Tỷ lệ thoát trang: Số lượng người dùng truy cập vào website nhưng thoát ra từ trang đích mà không chuyển hướng đến bất kỳ liên kết nào được gắn trên trang web của doanh nghiệp.
UI – User Interface
Giao diện người dùng là khoảng không gian tương tác giữa con người và website. Nó bao gồm các lệnh, menu, tùy chọn,… được sử dụng để con người có thể giao tiếp với hệ thống trên website.
UX – User Experience
Trải nghiệm người dùng là cảm nhận của khách hàng khi họ tương tác với hệ thống, trải nghiệm người dùng có thể liên quan đến việc đánh giá giao diện đẹp, dễ tương tác hoặc nội dung có giá trị…
Phần kết: Trên đây là bài tổng hợp gần 40 thuật ngữ thương mại điện tử đặc biệt cần thiết đối với người bán và những người làm về Marketing. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thêm tại đây. Nếu bạn thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé.
Nguồn bài: Tổng hợp