Thương mại điện tử hiện nay và những vấn đề không thể bỏ qua

Thương mại điện tử hiện nay tại Việt Nam có mức tăng trưởng khá mạnh so với thực trạng chung của thế giới, chúng ta cũng đang trở thành thị trường lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á chỉ sau Indonesia và hứa hẹn sẽ tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ trong tương lai gần. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động và phát triển, thương mại điện tử trong nước có thể sẽ gặp một vài khó khăn nhất định.

Sơ qua những thành tựu của thương mại điện tử tại Việt Nam

Thương mại điện tử (E-commerce) ra đời và cùng tồn tại song song với thương mại truyền thống. Đúng như tên gọi, thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến dựa trên các nền tảng công nghệ thông tin và internet để thực hiện các quá trình mua bán sản phẩm hay dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí và mở rộng phạm vi kinh doanh.

Thương mại điện tử hiện nay và những vấn đề không thể bỏ qua 1

Mặc dù cả 2 hình thức này tồn tại song song nhưng dường như E-commerce đang chiếm ưu thế hơn kể từ trong đại dịch Covid. Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain and Company, quy mô thương mại điện tử hiện nay tại Việt Nam có trị giá lên đến 21 tỷ USD và dự kiến ​​đến năm 2025 sẽ đạt 57 tỷ USD. Đặc biệt kể từ sau COVID-19, số người sử dụng kỹ thuật số mới đã tăng lên 8 triệu người và trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử năng động và hấp dẫn nhất Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng đạt 18%, quy mô đạt 11,8 tỷ USD…

Bên cạnh đó, hình thức bán lẻ trực tuyến cũng phát triển rất mạnh. Số liệu thống kê & dự báo chỉ ra: tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng bình quân 3,8%/năm; doanh thu bán lẻ tăng 15%, tỷ trọng của thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ tăng 23,4%.

Các xu hướng thương mại điện tử hiện nay

Song song với những thành tựu nổi bật, chúng ta cũng thấy rõ xu hướng thương mại điện tử hiện nay chủ yếu tập trung vào:

Social Commerce: Sử dụng các trang mạng xã hội (MXH) như Facebook, Tiktok, Zalo, Instagram… làm phương tiện quảng bá và bán sản phẩm, dịch vụ.

Thương mại điện tử hiện nay và những vấn đề không thể bỏ qua 2

Thương mại di động (M-Commerce): Sử dụng các thiết bị cầm tay như điện thoại di động và máy tính bảng để thực hiện giao dịch mua & bán, ngân hàng trực tuyến và thanh toán hóa đơn.

Bán hàng đa kênh (Omni-channel): Tiếp cận khách hàng thông qua nhiều nền tảng phổ biến nhưng vẫn hoạt động thống nhất trên một hệ thống quản lý.

Xu hướng KOLs: Sử dụng hững người có chuyên môn về một lĩnh vực nào đó và có tầm ảnh hưởng đối với cộng đồng.

Thanh toán trực tuyến: Các sàn thương mại điện tử, các website thương mại điện tử hiện nay mọc lên như nấm để phục vụ nhu cầu của người mua và người bán. Đồng thời, các nền tảng hỗ trợ thanh toán trực tuyến công nghệ hiện đại ra đời như cổng thanh toán, ví điện tử, Mobile Banking… nhằm hỗ trợ thanh toán nhanh chóng, tiện lợi hơn. Dần dần chúng đã trở thành mắt xích không thể thiếu trong hoạt động thương mại điện tử hiện nay.

Xem thêm: 2023, cách thanh toán thương mại điện tử nào sẽ “lên ngôi”?

Cổng thanh toán AppotaPay là giải pháp thanh toán toàn diện, giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu, tiếp cận thị trường quốc tế dễ dàng nhất, với ưu điểm:

– Đa dạng thanh toán nội địa & quốc tế
– Tích hợp tiện lợi qua website, ứng dụng di động
– Xử lý 350.000 giao dịch/phút
– Hệ thống quản lý thân thiện, rõ ràng giúp doanh nghiệp dễ dàng vận hành và đối soát
– Support 24/7, hỗ trợ kịp thời các sự cố kỹ thuật

Thương mại điện tử hiện nay và những vấn đề không thể bỏ qua 3

AppotaPay tự hào đã mang giải pháp Cổng thanh toán tới hơn 500 doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước như Momo, Techcombank, Bigo, TikTok, VNPay, VinID,… Với tiêu chí AN TOÀN – TIỆN LỢI – TỐI ƯU, AppotaPay cam kết mang đến những giải pháp công nghệ mới, dẫn đầu xu hướng “thanh toán không tiền mặt”, phù hợp với cả khách hàng B2B và B2C.

LIÊN HỆ TƯ VẤN qua hotline 0907788363 hoặc ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG ngay hôm nay!

https://partner.appotapay.com/register?utm_source=blogappotapay&utm_medium=dangky

Những vấn đề của thương mại điện tử trong thời gian tới

Trong tương lai sắp tới đây, ngành thương mại điện tử trong nước có thể sẽ phải lưu ý một số vấn đề như:

Cạnh tranh khốc liệt

Rõ ràng thị trường càng phát triển thì càng cạnh tranh khốc liệt hơn. Tiki, FPT, Sendo, thegioididong.. sẽ phải đối mặt với ông lớn Shopee và Lazada vì đây là 2 công ty có vốn nước ngoài đáng kể.

Kiểm duyệt hàng hóa 

Hiện nay tình trạng buôn bán hàng hóa giả mạo, gian lận thương mại, trốn thuế,  vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng phức tạp. Nếu doanh nghiệp muốn có được lòng tin của khách hàng và phát triển hơn trong lĩnh vực thương mại điện tử thì cần kiểm duyệt hàng hoá thật kĩ càng trước khi bán ra.

An ninh mạng

An toàn bảo mật an ninh mạng đóng vai trò quan trọng trong thương mại điện tử, là vấn đề phải được ưu tiên đặt lên hàng đầu ở mọi quốc gia trên thế giới nếu như muốn thúc đẩy mua sắm trực tuyến đi lên. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vì nếu khách hàng lo ngại thông tin của mình bị rò rỉ thì đương nhiên họ sẽ “cân nhắc” hình thức mua hàng của mình.

Thanh toán trực tuyến

Thanh toán trực tuyến vẫn đang là một thử thách đối với thương mại điện tử Việt Nam vì hạ tầng thanh toán thẻ còn nhiều hạn chế và rủi ro. Do đó, các cơ quan Nhà nước và đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán cần phải chú trọng hơn nữa.

Tội phạm thương mại điện tử

Thương mại điện tử trở thành xu hướng cũng chính là lúc tội phạm thương mại điện tử hoành hành bằng nhiều thủ đoạn tinh vi hơn nên rất khó kiểm soát. Chúng thường tạo ra các website bán hàng chính hãng giảm giá 40% – 60% nhưng lại sử dụng bán tiền giả, bằng cấp giả và gửi hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc nhằm mục đích lấy tiền của khách hàng.

Phần kết: Thương mại điện tử được dự đoán sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới. Nhưng nếu muốn phát triển hơn trong lĩnh vực này, thì các doanh nghiệp cần phải khắc phục những vấn đề mà sàn thương mại điện tử Việt Nam có thể gặp phải.