Thị phần ví điện tử Việt Nam: Cuộc đua khốc liệt ngành Fintech

Ví điện tử được xem là cánh tay nối dài của các loại thẻ ngân hàng tới các ngõ ngách trong đời sống tiêu dùng, góp phần phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về thị phần ví điện tử tại Việt Nam.

Sự hiện diện của ví điện tử trong đời sống thường ngày

Cuộc cách mạng công nghê 4.0 đã thúc đẩy công nghệ nói chung và sự phát triển của các ví điện tử nói riêng.

Thị phần ví điện tử Việt Nam: Cuộc đua khốc liệt ngành Fintech 1

Tính đến tháng 10/2020, có 39 doanh nghiệp được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Giờ đây, dù bước vào một quán ăn bình dân, một tiệm cà phê take-away nhỏ, một cửa hàng tiện lợi, một nhà hàng hạng sang, rạp chiếu phim hay thậm chí là siêu thị, nhà sách hay cửa hàng thời trang, bạn cũng dễ dàng thanh toán bằng ví điện tử.

Các ví cũng có nhiều chương trình khuyến mãi nếu khách hàng chọn thanh toán bằng ví điện tử với mức giảm thông thường dao động từ 5-15%. Khách hàng chỉ cần mở điện thoại, quét mã QR Code và thanh toán đơn hàng.

Thị phần ví điện tử tại Việt Nam hiện nay như thế nào?

Công ty nghiên cứu thị trường Cimigo công bố nghiên cứu về nhận định và hành vi của người dùng đối với các thương hiệu ví điện tử phổ biến tại Việt Nam.

Lưu ý:

Kết quả được đưa ra dựa trên cuộc khảo sát với 505 khách hàng tại TP.HCM và Hà Nội đã từng sử dụng ít nhất một ví điện tử trong quý 4/2019.

Nghiên cứu bước đầu cho thấy, Momo, Moca và ZaloPay là 3 ví điện tử có thị phần lớn nhất. Các ví này được sử dụng phổ biến nhất ở 2 thành phố chính của Việt Nam, ba ví này chiếm 90% thị phần người ví điện tử tại Việt Nam.

Đồng thời, nghiên cứu cũng có những phân tích thị trường ví điện tử. Các ví điện tử phổ biến trên thị trường hiện được dùng nhiều nhất để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn định kỳ, thanh toán dịch vụ giao đồ ăn và đặt xe công nghệ.

Trong đó:

  • Momo và ZaloPay được dùng nhiều nhất để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền và thanh toán hóa đơn định kỳ
  • Moca được dùng chủ yếu cho nhu cầu thanh toán xe công nghệ, nạp tiền điện thoại, chuyển tiền và giao đồ ăn

Thị phần ví điện tử Việt Nam: Cuộc đua khốc liệt ngành Fintech 2Theo kết quả nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trường Cimigo năm 2020, có 6 yếu tố chính tác động đến quyết định lựa chọn thương hiệu ví điện tử của người dùng bao gồm:

  • Giao diện thân thiện, dễ sử dụng;
  • Có chương trình khuyến mãi đa dạng, thường xuyên;
  • An toàn và bảo mật;
  • Liên kết với nhiều ngân hàng khác nhau;
  • Được chấp nhận thanh toán tại quầy ở nhiều nơi;
  • Đa dạng về các loại dịch vụ thanh toán.

Cơ hội và thách thức đặt ra cho ngành Fintech

Tại Việt Nam, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán chỉ mới đạt được 14%, theo nhận định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thị phần ví điện tử Việt Nam: Cuộc đua khốc liệt ngành Fintech 3

Bối cảnh này đã tạo ra sân chơi tiềm năng giúp các thương hiệu ví điện tử phát triển và dần thay đổi thói quen thanh toán bằng tiền mặt của đại đa số người dân Việt Nam, từ đó góp phần tích cực đưa Việt Nam hướng đến nền kinh tế không dùng tiền mặt theo định hướng của Chính phủ.

Trong tình hình dịch COVID-19 đang chuyển biến ngày càng phức tạp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã khuyến cáo người dân hạn chế dùng tiền mặt và tăng cường sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó bao gồm ví điện tử, theo đó sẽ ngày càng trở thành xu thế thanh toán được nhiều người dùng ưa chuộng.

Dù sự nhộn nhịp của sân chơi ví điện tử là tín hiệu đáng mừng đối với lĩnh vực fintech Việt Nam nhưng điều này đồng thời cũng báo hiệu sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường này trong thời gian tới.

Nhiều chuyên gia tài chính nhận định, bắt đầu từ năm 2021, sau giai đoạn bùng nổ, thị trường ví điện tử nói riêng và fintech nói chung sẽ bắt đầu có các cuộc chạy đua về thành lập hệ sinh thái số, đồng thời thanh lọc lẫn nhau.

Những ví điện tử, fintech na ná giống nhau sẽ phải tìm hướng đi mới, xây dựng nên những “siêu ứng dụng” để tồn tại, nếu không muốn lao vào cuộc đua “đốt tiền” lãng phí.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Ưu và nhược điểm của ví điện tử không cần thẻ ngân hàng

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here