Kinh doanh thương mại điện tử và 5 mô hình phổ biến nhất

Mặc dù thương mại điện tử phổ biến và nở rộ nhưng điều đó không có nghĩa là hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trở nên dễ dàng hơn. Trước khi bắt tay vào kiếm tiền, phát triển sản phẩm & dịch vụ, bạn hãy tìm hiểu qua 5 mô hình kinh doanh thương mại điện tử cơ bản nhất nhé.

Cùng với thanh toán trong thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh thương mại điện tử đang góp phần thay đổi hành vi và thói quen mua sắm của người Việt.

Mô hình thương mại điện tử được hiểu là các mô hình kinh doanh sử dụng những lợi thế của Internet để cá nhân – doanh nghiệp có thể kinh doanh và thu lợi nhuận một cách dễ dàng hơn, đồng thời cũng giúp cho người mua có thể chọn lựa được nơi mua hàng uy tín chất lượng.

Và dưới đây là các mô hình bán hàng hóa và dịch vụ trực tuyến hay còn gọi là mô hình kinh doanh thương mại điện tử thông dụng nhất.

  • B2B: Doanh nghiệp với doanh nghiệp
  • B2C: Doanh nghiệp với người tiêu dùng
  • C2C: Người tiêu dùng với người tiêu dùng
  • C2B: Người tiêu dùng với doanh nghiệp
  • B2B2C: Doanh nghiệp với doanh nghiệp với người tiêu dùng

B2B: Mô hình doanh nghiệp với doanh nghiệp

Business-to-Business (B2B) là mô hình kinh doanh online giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hay nói cách khác là mô hình kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau. Ví dụ như một công ty về du lịch mua ứng dụng chấm công từ công ty công nghệ, một quán cà phê mua một máy pha cà phê từ nhà cung cấp sản phẩm….. Đây là mô hình chiếm tới 70-80% thương mại điện tử.

Kinh doanh thương mại điện tử và 5 mô hình phổ biến nhất 1

Các sàn thương mại điện tử như Alibaba.com, Amazon.com, Tiki, Shoppee… là nơi tập trung buôn bán giữa các doanh nghiệp với nhau.

Đối tượng khách hàng trong mô hình này thường là các tổ chức, doanh nghiệp, người bán buôn với số lượng lớn… nên phải ký hợp đồng giao dịch.

B2C: Mô hình doanh nghiệp với người tiêu dùng

B2C (Business To Consumer) hay còn gọi là bán lẻ trực tuyến tức là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Cụ thể là doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho các cá nhân, người tiêu dùng cuối dưới sự hỗ trợ của các thiết bị điện toán và mạng truyền thông trong môi trường số.

Kinh doanh thương mại điện tử và 5 mô hình phổ biến nhất 2

Mô hình này có ưu điểm là tiết kiệm chi phí bán hàng; không tốn tiền thuê mặt bằng, nhân lực; tiếp cận khách hàng qua mạng Internet…. chỉ cần xây dựng một website thương mại điện tử. Elise, Bibomart, Nike, Adidas… là các doanh nghiệp bán lẻ độc quyền tại Việt Nam.

Tuy rằng trong mắt người dùng thương mại điện tử B2C nổi bật và phổ biến hơn nhưng xét mặt bằng chung thì nó chỉ bằng 1/2 thị trường thương mại điện tử B2B trên toàn thế giới.

C2C: Mô hình khách hàng với khách hàng

C2C (Consumer-to-Consumer) là mô hình kinh doanh giữa khách hàng với khách hàng. Các hoạt động như trao đổi, mua bán, đấu giá… qua môi trường trực tuyến. Nhưng điểm khác biệt của C2C so với 2 mô hình trên đó là cần phải có một trang web hoặc sàn thương mại điện tử làm trung gian (bên thứ 3) bán hàng hoặc đấu giá để thực hiện giao dịch trực tuyến.

Kinh doanh thương mại điện tử và 5 mô hình phổ biến nhất 3

Tại Việt Nam, Shopee, Sendo, Lazada, Ebay…. là những sàn giao dịch thương mại điện tử lớn nhất hiện nay. Tuy nhiên các sàn giao dịch này không cung cấp các dịch vụ thanh toán và giao nhận nên người bán phải “tự túc” lựa chọn loại hình phù hợp như ví điện tử, cổng thanh toán……

AppotaPay là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp thanh toán thương mại điện tử như cổng thanh toán trực tuyến, ví điện tửdịch vụ thu hộ chi hộ và dịch vụ Top-up uy tín hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Với phương châm Đơn giản, Tiết kiệm, An toàn & Thuận tiện, chắc chắn AppotaPay sẽ mang đến cho Quý doanh nghiệp và người kinh doanh những dịch vụ thanh toán tốt nhất.

>>> Website: https://appotapay.com/vi/

>>> Tìm hiểu thêm về giải pháp thanh toán của AppotaPay tại đây 

C2B: Mô hình kinh doanh người tiêu dùng đến doanh nghiệp

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2B (Consumer-to-Business) chính là khi người tiêu dùng bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp.

Kinh doanh thương mại điện tử và 5 mô hình phổ biến nhất 4

Ví dụ như một khách hàng để lại đánh giá tích cực cho doanh nghiệp hay có một trang web chuyên về nhiếp ảnh đã mua lại những hình ảnh từ các nhiếp ảnh gia tự do. Hoặc đôi khi là doanh nghiệp bán hàng secondhand mua hàng hóa từ những người dùng internet.

B2B2C: Mô hình Doanh nghiệp với doanh nghiệp với người tiêu dùng

B2B2C (Business To Business To Customer) là mô hình kinh doanh giữa hai chủ thể doanh nghiệp (B2B) để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng (B2C). Cụ thể B2B2C là mô hình kinh doanh có sự tham gia của 3 chủ thể: Doanh nghiệp có sản phẩm (Chữ B đầu tiên), Doanh nghiệp phân phối sản phẩm hoặc cung cấp nền tảng giao tiếp (Chữ B thứ hai), và khách hàng (C).

Kinh doanh thương mại điện tử và 5 mô hình phổ biến nhất 5

Các sàn thương mại điện tử trung gian như Tiki, Sendo, Lazada, Shopee… là những ví dụ điển hình về mô hình kinh doanh B2B2C.

Phần kết:

Trên đây là 5 mô hình kinh doanh thương mại điện tử thông dụng nhất, trong số đó thì B2B, B2C và C2C được xem là 3 mô hình được áp dụng phổ biến tại Việt Nam. Hi vọng quý bạn đọc có thể tìm thấy mô hình kinh doanh phù hợp.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here