So sánh Shopify và WordPress, sự khác biệt giữa chúng là gì?

Nếu đã làm website hoặc kinh doanh thương mại điện tử thì chắc hẳn ai cũng biết Shopify vs WordPress là gì, ưu nhược điểm thế nào, và tại sao chúng lại phát triển mạnh mẽ đến như vậy. So sánh Shopify và WordPress để làm rõ thắc mắc này nhé. 

Shopify là gì?

Shopify là công cụ xây dựng website thương mại điện tử phổ biến thường được các doanh nghiệp nhỏ sử dụng. Bạn có thể tạo một cửa hàng với tất cả những tính năng như đăng sản phẩm, bán hàng, thanh toán, kết nối mạng xã hội…

So sánh Shopify và WordPress, sự khác biệt giữa chúng là gì?1

Với tư cách là nền tảng thiết kế cửa hàng online, Shopify có những ưu điểm nổi bật như sau:

  • Theme đa dạng: Gói cơ bản có 12 mẫu và lên tới 149 theme với các gói trả phí cao cấp  hiển thị trên cả desktop và thiết bị di động.
  • Dữ liệu an toàn và bảo mật cao: Các thông tin cá nhân và dữ liệu giao dịch được thực hiện ở các ứng dụng tích hợp thanh toán trên Shopify được bảo vệ an toàn
  • Cửa hàng tiện ích mở rộng: Có sẵn một kho ứng dụng riêng cung cấp hơn 1,200 plugin và tiện ích cho doanh nghiệp mà không cần bên thứ ba. 
  • Tên miền website linh hoạt: Khi tạo trang web trên Shopify, bạn sẽ nhận được một tên miền riêng cho doanh nghiệp hoặc có quyền quản lý và tùy chọn tên miền khác cho trang web với cửa hàng tên miền trên hệ thống Shopify.
  • Công cụ phân tích: Có các công cụ đo tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, báo cáo phân tích về hành vi của người dùng truy cập website, tồn kho… 
  • Hỗ trợ 24/7: Vừa được cấp toàn quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu vừa có thể tương tác trực tiếp với đội ngũ hỗ trợ của Shopify qua hotline hoặc email 24/7.

Tuy nhiên Shopify cũng có mặt hạn chế nhất định. Có thể kể đến như là: 

  • Phí giao dịch cao: Bạn cần tích hợp cổng thanh toán của nó là Shopify Payments, nếu không sẽ phải mất phí từ 0,5% – 2% cho mỗi giao dịch khi thanh toán như PayPal, Stripe,…
  • Khó tùy chỉnh các theme: Shopify đã tạo ra ngôn ngữ PHP của riêng mình là Liquid nên tương đối khó sử dụng. 

Tóm lại, Shopify vẫn là nền tảng thân thiện với nhiều tính năng nên nó sẽ là lựa chọn phù hợp nhất cho những ai bắt đầu kinh doanh trực tuyến. 

Xem thêm:

WordPress là gì? Có ưu nhược điểm gì?

WordPress là một hệ thống quản lý nội dung (CMS) mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí, giúp người dùng tạo và quản lý blog, website một cách dễ dàng. 

So sánh Shopify và WordPress, sự khác biệt giữa chúng là gì? 2

Ưu điểm: 

  • Tùy chỉnh giao diện: Bộ sưu tập theme đa dạng  cho phép thiết kế giao diện theo hướng cá nhân hóa theo ý người dùng. 
  • Plugin đa dạng: Các plugin giúp doanh nghiệp đơn giản hóa những hoạt động phức tạp trong khi quản lý cửa hàng trực tuyến.
  • Dễ dàng thêm bớt các sản phẩm trên cửa hàng.
  • Quản lý hàng tồn kho theo ngày dễ dàng ngay trên giao diện người dùng
  • Áp dụng nhiều tiện ích mở rộng bao gồm tiện ích miễn phí và trả phí để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. 

Hạn chế: 

  • Nhiều tính năng còn hạn chế nếu bạn muốn mở rộng quy mô kinh doanh bởi vì WordPress đơn thuần chỉ là nền tảng quản trị nội dung dạng blog mà thôi. 
  • Mã nguồn mở nên rất dễ trở thành miếng mồi béo bở của hacker; trang web của bạn dễ bị tấn công nếu sử dụng các theme và plugin không an toàn.
  • Bắt buộc phải sử dụng dịch vụ Hosting để lưu trữ.
  • Bảo trì, cập nhật liên tục vì nền tảng này đang có rất nhiều tính năng và chức năng bổ sung mà hầu hết các website vẫn chưa sử dụng. Nên mỗi lần cập nhật như vậy website sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động. 

So sánh Shopify và WordPress

Rõ ràng là 2 nền tảng này hoàn toàn khác nhau từ cái tên cho tới tính năng, phương thức hoạt động…. Cụ thể là gì? 

Đối tượng sử dụng

Shopify: Vì hầu hết các tính năng chủ yếu liên quan đến bán hàng trực tuyến nên Shopify phù hợp nhất với các doanh nghiệp bán sản phẩm. Các công cụ quản lý hàng tồn kho của Shopify quản lý hiệu quả. 

So sánh Shopify và WordPress, sự khác biệt giữa chúng là gì?3

WordPress: Được sử dụng rộng rãi để xây dựng các trang web và blog nhưng không đa dạng và không chuyên sâu như nền tảng Shopify. Do đó, WordPress phù hợp với các công ty nhỏ muốn website có nhiều tiện ích và sự sáng tạo mạnh mẽ trong thiết kế giao diện.

Chi phí sử dụng

Shopify cung cấp 3 gói dịch vụ chính, gói dùng thử miễn phí 3 ngày. 

Ngoài ra, Shopify Starter (cho phép bạn bán sản phẩm thông qua các kênh nhắn tin và mạng xã hội) và Shopify Plus (gói cấp doanh nghiệp được bán theo báo giá theo báo giá). Khi sử dụng Shopify, doanh nghiệp sẽ được trải nghiệm thử miễn phí 3 ngày và được sử dụng phần mềm với mức giá chỉ $1 trong 3 tháng đầu. Sau khi kết thúc thời gian này, nếu doanh nghiệp mua gói dịch vụ đăng ký theo năm thì sẽ được giảm giá 25%.

WordPress là một nền tảng hoàn toàn miễn phí dành cho người dùng. Nhưng để có thêm các tính năng của trang web thương mại điện tử thì cần các chi phí nhất định sau đây:

– Chi phí tên miền

– Chi phí lưu trữ WordPress

– Chi phí bảo mật hệ thống 

– Chi phí dành cho nhà phát triển

– Chi phí mua theme

Mặt khác, bạn được sử dụng plugin WooCommerce của WordPress hoàn toàn miễn phí.

Template website

Để bạn có được các mẫu chất lượng, đẹp nhất, phù hợp nhất, ở cả hai nền tảng bạn đều cần nâng cấp gói dịch vụ. Các template của Shopify đạt tiêu chuẩn cao, phù hợp với nhiều đối tượng mà không cần chỉnh sửa nhiều ngay từ đầu.

Trong khi đó WordPress cung cấp hơn 1.000 chủ đề. Ngoài ra còn có nhiều chủ đề khác mà các plugin tự cung cấp hoặc do các nhà phát triển bên thứ ba tạo ra. 

Giao diện quản trị 

Shopify có giao diện thân thiện với người dùng, giúp bạn dễ dàng thiết lập và quản lý website. Ngoài ra Shopify cung cấp Hosting, SSL, CDN… đảm bảo website hoạt động nhanh, ổn định, và an toàn. Nhưng bạn không thể can thiệp sâu vào mã nguồn hoặc cấu trúc website của Shopify.

Với nền tảng mã nguồn mở WordPress, bạn tùy biến và điều chỉnh website theo ý muốn. Bạn có thể sử dụng các plugin, theme, code để thay đổi giao diện, chức năng, tốc độ, bảo mật…Tuy nhiên bạn cần phải có kiến thức về code, hosting, bảo mật.. tự tìm mua hosting, SSL, CDN…

Tính dễ sử dụng

Đây là điểm khác biệt lớn giữa 2 nền tảng này.

Với Shopify, tất cả các tính năng thương mại điện tử cần thiết đều được tích hợp sẵn, bạn có thể tạo và tùy chỉnh cửa hàng trực tuyến mà không cần viết một dòng mã nào .Gần đây nó đã bổ sung thêm tính năng tích hợp AI dưới dạng Shopify Magic với nhiều ưu điểm. 

WordPress phức tạp hơn một chút. Để bắt đầu, bạn sẽ cần biết cách viết mã – ở cấp độ cơ bản – để sử dụng nền tảng. Trên đây có nhiều công cụ và tùy chọn khiến bạn choáng ngợp.

Khả năng tương thích trên thiết bị di động

WordPress tuy cung cấp nhiều theme và template website hơn, nhưng không phải tất cả đều hiển thị tốt trên thiết bị di động. Ngoài ra, những theme không do chính WordPress thiết kế còn bị hạn chế, có thể xung đột với nền tảng khi có bản cập nhật.

Với Shopify, tất cả đều được responsive trên thiết bị di động tự động. Các bố cục trang web của bạn sẽ tự động điều chỉnh để phù hợp với các kích thước màn hình khác nhau như thiết bị di động hoặc máy tính bảng mà không cần thêm một hoạt động chỉnh sửa giao diện nào khác.

Nền tảng thương mại điện tử

Shopify có nhiều tính năng và công cụ bán hàng như giỏ hàng, thanh toán, giao hàng, quản lý kho… dành cho cửa hàng trực tuyến. Shopify có các công cụ thương mại điện tử nội bộ riêng để bạn sử dụng, trong khi WordPress dựa vào các tính năng thương mại điện tử do plugin của bên thứ ba cung cấp.

WordPress không sinh ra với vai trò một cửa hàng trực tuyến, bạn cần phải cài đặt plugin để có các chức năng bán hàng như WooCommerce, Ecwid và BigCommerce… nhưng không đầy đủ và mạnh mẽ bằng Shopify. 

Tối ưu SEO

Shopify cũng có một số ứng dụng SEO, nhưng không đa dạng và mạnh mẽ bằng WordPress. 

WordPress có nhiều plugin hỗ trợ SEO tốt hơn Shopify như plugin Yoast SEO, tạo nhiều nội dung đa dạng khác nhau. Ngoài ra nó còn có thể tích hợp với nhiều công cụ và dịch vụ SEO khác, như Google Analytics, Google Search Console, SEMrush, Moz.. để theo dõi, phân tích và cải thiện hiệu quả SEO của website.

Tuy rằng Shopify và WordPress đều là hai nền tảng phổ biến để tạo website bán hàng trực tuyến nhưng mỗi loại lại có ưu nhược điểm nhất định. Nó còn tùy thuộc vào mục đích kinh doanh online của bạn. Nếu bạn chưa có nhiều kinh phí và kinh doanh nhỏ thì WordPress là một lựa chọn không tồi.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here