Doanh thu là gì? Các công thức tính doanh thu bán hàng?

Là một người kinh doanh đại diện cho một doanh nghiệp hoặc cửa hàng bán lẻ thì ắt hẳn bạn đã biết đến khái niệm doanh thu là gì, các loại doanh thu cũng như công thức tính doanh thu bán hàng chuẩn chỉnh nhất. Tuy nhiên hiểu sâu, đầy đủ và chính xác nhất về doanh thu thì lại không có quá nhiều người. 

Doanh thu là gì?

Doanh thu (tiếng Anh: Revenue) là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu (ngoại trừ khoản vốn góp của chủ sở hữu).

Doanh thu là gì và công thức tính doanh thu bán hàng 1

Hiểu đơn giản thì doanh thu là một khoản tiền mà doanh nghiệp thu được sau khi bán hàng hóa và dịch vụ.

Ví dụ, doanh nghiệp A chuyên sản xuất quần áo xuất khẩu ra thị trường Hàn Quốc đã thu về 100 tỷ đồng cho lô hàng hóa tháng 4. Thì số tiền 100 tỷ đồng chính là doanh thu xuất khẩu mặt hàng quần áo thời trang của doanh nghiệp A. 

Các loại doanh thu và ý nghĩa các loại doanh thu

Doanh thu không những giúp doanh nghiệp thúc đẩy quá trình tái kinh doanh, tránh vay vốn mà còn góp phần hỗ trợ phát triển kinh doanh, mở rộng quy mô và lĩnh vực kinh doanh.

Doanh thu gồm có 4 loại như sau:

  • Doanh thu từ hoạt động bán hàng

Doanh thu từ hoạt động bán hàng là tất cả các khoản lợi nhuận doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được từ việc mua bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra. Những khoản thu này bao gồm cả khoản thu chính và phụ thu.

  • Doanh thu từ hoạt động tài chính

Doanh thu từ hoạt động tài chính của một doanh nghiệp bao gồm phần tiền lãi, cổ tức được chia lợi nhuận, các khoản thu từ hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán, tiền thu hồi, thanh lý, khoản góp vốn liên doanh, đầu tư vào doanh nghiệp khác. Thậm chí, lãi tỷ giá đối hoái, chênh lệch bán ngoại tệ, chuyển nhượng vốn, các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác cũng thuộc doanh thu tài chính của doanh nghiệp.

  • Doanh thu nội bộ

Doanh thu nội bộ là khoản tiền thu được từ việc bán hàng hóa, sản phẩm dịch vụ nội bộ giữa các đơn vị trong cùng một công ty, tập đoàn. Đây là cơ sở để xác định tình hình kinh doanh nội bộ của công ty. Phần doanh thu này được ghi nhận khi doanh nghiệp đã hoàn tất chuyển giao lợi nhuận, rủi ro gắn liền với hàng hóa cho người mua là nội bộ nhân viên.

  • Doanh thu bất thường

Doanh thu bất thường là khoản tiền từ các hoạt động không xảy ra thường xuyên. Như khi doanh nghiệp bán vật tư, vật dụng dư thừa, thanh lý tài sản hay các khoản phải trả nhưng không cần trả.

Công thức tính doanh thu bán hàng

– Đối với hoạt động bán sản phẩm:

DOANH THU = GIÁ BÁN x SẢN LƯỢNG

– Đối với các công ty cung cấp dịch vụ:

DOANH THU = SỐ LƯỢNG KHÁCH HÀNG x GIÁ DỊCH VỤ

Ghi nhận doanh thu tại thời điểm phát sinh giao dịch. Khi khoản thu được xác định chắc chắn đem lại giá trị kinh tế hợp lý, không quan tâm đã thu hay sẽ thu để được ghi nhận doanh thu.

Có thể có nhiều giao dịch trong một hợp đồng kinh tế, nhân viên kế toán phải có khả năng nhận biết được các giao dịch để ghi nhận doanh thu cho phù hợp. Khi ghi nhận doanh thu cần phải ghi nhận đúng và phù hợp với bản chất thay vì là hình thức hay tên gọi và doanh thu phải được phân bổ theo đúng nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Với những giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ của người bán ở hiện tại và trong tương lai, doanh thu cần phân bổ theo giá trị của từng nghĩa vụ và phải ghi nhận lại những nghĩa vụ đã được thực hiện.

Các khoản giảm trừ doanh thu là khoản phát sinh làm giảm doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Gồm có 3 phần là chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.

Doanh thu là gì và công thức tính doanh thu bán hàng 2

Chiết khấu thương mại: Là phần mà doanh nghiệp giảm trừ hoặc đã thanh toán lại cho người mua hàng. Thường xuất hiện khi mua sản phẩm, dịch vụ với số lượng lớn, được hai bên mua và bán thỏa thuận để chiết khấu thương mại.

Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua sản phẩm. Có thể do sản phẩm kém chất lượng, không đúng mẫu đã ký kết. Khoản giảm này được giảm thực tế ngay khi phát sinh.

Giá trị hàng bán bị trả lại: Là phần bị khách hàng yêu cầu hoàn trả do vi phạm hợp đồng, hàng kém chất lượng, không đúng mẫu. Giá trị hàng bán bị trả lại chỉ được tính khi hàng bán đã được xác định là khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.

Có thể bạn quan tâm:

Doanh thu khác với thu nhập khác, doanh số và lợi nhuận như nào?

Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Ở khái niệm này, hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường có thể hiểu là các hoạt động mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh. Khi đó, khoản thu từ các hoạt động này được gọi là doanh thu.

Doanh thu = Doanh số – phí giảm giá – chiết khấu – hàng bị trả lại

Thu nhập khác: Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu. Theo đó, hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu là các hoạt động tạo ra nguồn thu (hợp pháp) nhưng không phải là các hoạt động doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Doanh số: Là tổng số tiền thu được thông qua quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, buôn bán, được xác định trong một khoảng thời gian nhất định, doanh số là số tiền đã bao gồm cả những khoản tiền đã thu được và cả những khoản tiền chưa được thanh toán. Doanh số sẽ được xác định dựa trên toàn bộ số lượng sản phẩm doanh nghiệp đã bán ra ngoài thị trường nhân với giá bán của sản phẩm.

Doanh số = đơn giá bán x sản lượng chưa trừ các khoản chi phí như hàng lỗi, giảm giá, chiết khấu.

Lợi nhuận (bottom line): là net income trên báo cáo kết quả kinh doanh. Có nhiều chỉ số về lợi nhuận khác nhau trên một bản báo cáo kết quả kinh doanh nhằm phân tích tình hình hoạt động của một công ty. 

Doanh thu là gì và công thức tính doanh thu bán hàng 3

Tuy nhiên, giữa doanh thu và lợi nhuận ròng còn có các khoản lợi nhuận khác là lợi nhuận gộp và lợi nhuận hoạt động. Theo đó:

  • Lợi nhuận gộp là hiệu số doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán, là chi phí trực tiếp liên quan đến sản xuất hàng hóa trong một công ty. Số tiền này bao gồm chi phí nguyên vật liệu và chi phí lao động trực tiếp được sử dụng để sản xuất hàng hóa.
  • Lợi nhuận hoạt động là lợi nhuận gộp trừ đi tất cả các chi phí cố định và biến đổi khác liên quan đến điều hành doanh nghiệp, ví dụ như tiền thuê nhà, chi phí dịch vụ và tiền lương. 

Khi đề cập đến lợi nhuận của một công ty, mọi người thường không nói đến lợi nhuận gộp (gross profit) hoặc lợi nhuận hoạt động (openrating profit) mà là lợi nhuận ròng (net profi) – phần còn lại sau khi trừ đi chi phí.

Phần kết: Qua bài viết trên đây thì bạn đã hiểu rõ doanh thu là gì, các loại doanh thu, công thức tính cũng như phân biệt được doanh thu khác với thu nhập khác, doanh số và lợi nhuận như thế nào rồi đúng không? Mong rằng bạn sẽ áp dụng hiệu quả vào công việc kinh doanh của mình.

Nguồn bài: Tổng hợp