Thương mại điện tử E commerce tại Việt Nam đang ở thời kỳ phát triển nhất từ trước cho đến nay kể từ sau đại dịch Covid. Tuy rằng có nhiều ưu điểm nhưng cũng không thể phủ nhận E-commerce cũng tồn tại nhiều hạn chế.
Hãy cùng chúng tôi đi sâu tìm hiểu về thương mại điện tử cùng những ưu điểm & hạn chế của nó nhé.
Contents
Thương mại điện tử E-commerce là gì?
E-commerce (viết tắt của Electronic commerce) dịch ra tiếng Việt: thương mại điện tử, là các hoạt động mua và bán sản phẩm thông qua dịch vụ trực tuyến. Bạn có thể mua bán mọi sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới, ở bất kỳ không gian nào một cách nhanh chóng và tiện lợi. Đây chính là ưu điểm mà thanh toán truyền thống không bao giờ có được.
Có thể kể đến một số ngành nghề như tiếp thị qua Internet, quản lý chuỗi cung ứng, giao dịch trực tiếp, hệ thống quản lý hàng tồn kho…. đang sử dụng E-commerce.
Xem thêm:
Những đặc trưng của thương mại điện tử hiện nay là gì?
Tìm hiểu lợi ích và ví dụ về lợi ích của thương mại điện tử
Một số hình thức hoạt động của thương mại điện tử
Có thể kể đến các hình thức hoạt động phổ biến nhất trong E-commerce như sau:
Thư điện tử – Email: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức… sử dụng thư điện tử để gửi thư trực tuyến cho nhau.
Thanh toán điện tử (Electronic Payment): Hình thức thanh toán tiền thông qua bức thư điện tử (electronic message). Ngày nay, thương mại điện tử phát triển, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới:
– Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange – FEDI)
– Tiền lẻ điện tử (Internet Cash)
– Ví điện tử (Electronic Purse)
– Giao dịch điện tử của ngân hàng (Digital Banking)
Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange, viết tắt là EDI): Trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (stuctured form) từ máy tính điện tử này sang máy tính điẹn tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau.
Truyền dung liệu: Dung liệu (content) là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phải trong vật mang tin và nằm trong bản thân nội dung của nó. Hàng hoá số có thể được giao qua mạng.
Mua bán hàng hóa hữu hình: Nhằm tận dụng tính năng đa phương tiện trên môi trường web & Java, người bán đã xây dựng các cửa hàng ảo Virtual Shop để bán hàng. Người mua sẽ tìm kiếm sản phẩm trên website, xác nhận mua và thanh toán điện tử.
Ưu điểm của thương mại điện tử
Rõ ràng thương mại điện tử có nhiều ưu điểm vượt trội và nổi bật hơn thanh toán truyền thống, mang lại sự tiện lợi cho người dùng, thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại phát triển….. Nhưng cụ thể ưu điểm đó là gì thì không phải ai cũng hiểu rõ.
- Giao dịch không giới hạn về khoảng cách địa lý, biên giới quốc gia cũng như thời gian hoạt động
- Chi phí thấp vì đã cắt giảm được các chi phí như phí thuê mặt bằng, thuê nhân viên, thuê decor…
- Nhiều ưu đãi hấp dẫn, thường xuyên có các chương trình khuyến mại, tri ân nhằm thu hút khách hàng.
- Mọi thứ liên quan đến thông tin sản phẩm, giá cả, đánh giá, cách sử dụng…. đều minh bạch và rõ ràng.
Thương mại điện tử còn mang lại sự tiện lợi, tối giản dành cho người mua đồng thời giúp người bán có thể tiếp cận khách hàng tốt hơn, tối ưu doanh thu và quản lý hiệu suất tốt hơn.
Hạn chế của thương mại điện tử E commerce tại Việt Nam
E-commerce chính thức du nhập vào nước ta năm 1997 nhưng phải đến năm 2000 thì mới thực sự được giảng dạy trong các trường đại học. Kể từ đó trở đi, Internet và mạng xã hội ngày càng phát triển đã tạo điều kiện cho thương mại điện tử ngày càng len lỏi vào đời sống của người Việt hơn.
Bên cạnh những lợi ích đáng kể trên, chúng ta không thể không đề cập tới một số điểm hạn chế của thương mại điện tử E-commerce.
Lòng tin về chất lượng
Bởi có rất nhiều mặt hàng, mẫu mã sản phẩm xuất hiện tràn lan trên thị trường trực tuyến mà không được kiểm soát nên ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng.
Cạnh tranh cao
Các ông lớn đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo….. đối đầu nhau tạo ra sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt.
Giao hàng chậm trễ
Chính bởi cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông tại Việt Nam còn nhiều hạn chế nên đã ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hàng hóa và trao đổi sản phẩm. Đôi khi xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao dịch do hệ thống máy chủ bị sập, đặc biệt là vào thời điểm khuyến mãi.
Bảo mật kém
Tính bảo mật chưa cao, thông tin của người dùng bị rò rỉ ra bên ngoài cũng là yếu điểm của thương mại điện tử E commerce trong nước. Thời đại số hóa, yêu cầu về khả năng bảo mật và an toàn thông của doanh nghiệp và khách hàng ngày càng khắt khe hơn.
Thanh toán còn nhiều bất cập
Tuy rằng thói quen thanh toán của người Việt đã thay đổi, xu hướng không sử dụng tiền mặt tăng cao. Nhưng điều này cũng đặt ra bài toán khó dành cho các nhà cung cấp dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến, ví điện tử, QR code, Internet Banking… cần phải đầu tư nhiều hơn nữa vào chất lượng dịch vụ.
Cổng thanh toán AppotaPay là giải pháp thanh toán toàn diện, giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu, tiếp cận thị trường quốc tế dễ dàng nhất, với ưu điểm:
– Đa dạng thanh toán nội địa & quốc tế
– Tích hợp tiện lợi qua website, ứng dụng di động
– Xử lý 350.000 giao dịch/phút
– Hệ thống quản lý thân thiện, rõ ràng giúp doanh nghiệp dễ dàng vận hành và đối soát
– Support 24/7, hỗ trợ kịp thời các sự cố kỹ thuật
AppotaPay tự hào đã mang giải pháp Cổng thanh toán tới hơn 500 doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước như Momo, Techcombank, Bigo, TikTok, VNPay, VinID,… Với tiêu chí AN TOÀN – TIỆN LỢI – TỐI ƯU, AppotaPay cam kết mang đến những giải pháp công nghệ mới, dẫn đầu xu hướng “thanh toán không tiền mặt”, phù hợp với cả khách hàng B2B và B2C.
Bạn kinh doanh, chúng tôi nhận thanh toán. Cổng thanh toán là tất cả những gì bạn cần để tăng trưởng doanh thu!
LIÊN HỆ TƯ VẤN qua hotline 0907788363 hoặc ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG ngay hôm nay!