Thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2020: Tăng trưởng 18%, quy mô gần 50 triệu người

Tốc độ tăng trưởng của thị trường mua sắm trực tuyến Việt Nam không được duy trì như các năm trước nhưng vẫn ở mức cao. Tỷ lệ người mới tham gia shopping online tăng mạnh là tín hiệu mừng cho thị trường.

Giá trị, quy mô thị trường cùng tăng

Sách trắng thương mại điện tử 2021 vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phát hành, cung cấp nhiều thống kê về thị trường thương mại điện tử thế giới, Đông Nam Á và Việt Nam.

Theo đó, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 đạt 11,8 tỷ USD. So với năm 2019 (10,08 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng đạt 18%, thấp nhất từ năm 2016 đến nay. Dịch bệnh được cho là nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng về quy mô thị trường không cao như các năm 2019 (tăng trưởng 25%), 2018 (30%), 2017 (24%), 2016 (23%).

Tuy vậy, số lượng người mua sắm trực tuyến tiếp tục tăng mạnh, đạt 49,3 triệu năm 2020 so với con số của 44,8 triệu người năm trước đó và gấp hơn 1,5 lần so với 2016 (32,7 triệu người).

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2020: Tăng trưởng 18%, quy mô gần 50 triệu người 1

Giá trị mua sắm trực tuyến của người Việt cũng tăng mạnh lên mức 240 USD trong năm 2020, từ mức 170 USD của năm 2016. Năm 2017, 2018, 2019, chi phí trung bình cho shopping online của người Việt đạt lần lượt 186 USD, 202 USD, 225 USD.

Thị trường năng động nhất khu vực

Việt Nam là thị trường thương mại điện tử năng động nhất ở Đông Nam Á. Báo cáo cho biết tỷ lệ người mua sắm trực tuyến mới tại Việt Nam lên tới 41%, đứng số 1 khu vực, cao hơn mức của Indonesia, Philippines (cùng 37%) và mức trung bình của các quốc gia Đông Nam Á (36%).

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2020: Tăng trưởng 18%, quy mô gần 50 triệu người 2

Tỷ lệ người sử dụng Internet tham gia mua sắm trực tuyến cũng tăng từ 77% năm 2019 lên con số 88% vào năm 2020.

Một điểm thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng năm qua là sự chuyển dịch kênh mua sắm trực tuyến. Theo đó, thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho thấy khách hàng tại Việt Nam chuyển dịch sang mua sắm chủ yếu trên các website, sàn giao dịch thương mại điện tử. Cụ thể, năm 2020 có tới 74% người mua sắm trên kênh website, sàn giao dịch thương mại điện tử trong khi mua trên diễn đàn và các mạng xã hội đạt 33%.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2020: Tăng trưởng 18%, quy mô gần 50 triệu người 3

Tỷ lệ này chênh lệch đáng kể so với con số năm 2019 là 52% trên kênh thương mại điện tử và 57% trên mạng xã hội. Như vậy chỉ sau 1 năm, thói quen shopping của người Việt thay đổi chóng mặt với sự tin tưởng đặt vào các website thương mại điện tử (tỷ lệ người mua tăng từ 52% lên 74%). Ngược lại, người dùng “quay lưng” với việc mua hàng trên các diễn đàn, mạng xã hội. Tại đây, năm 2019, 57% khách hàng có giao dịch nhưng giảm nhanh còn 33% trong năm 2020.

Thói quen thanh toán tiền mặt cũng dần thay đổi

Thanh toán không dùng tiền mặt phát triển ở Việt Nam với nhiều phương tiện như thẻ ATM, thẻ tín dụng hay ví điện tử, thẻ cào… Vì thế tỉ lệ người dùng mua hàng trực tuyến ở Việt Nam vẫn duy trì cách thanh toán qua tiền mặt giảm xuống còn 78% năm 2020 so với 86% của năm 2019.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2020: Tăng trưởng 18%, quy mô gần 50 triệu người 4

Tỷ lệ người chấp nhận trả tiền qua thẻ ATM, thẻ tín dụng thấp hơn với lần lượt 39% và 20% năm 2020 gần như không thay đổi so với năm 2019. Hình thức thanh toán qua ví điện tử có sự tăng trưởng 5%, từ 18% lên 23% trong năm 2020.

Giá trị mua sắm trực tuyến trung bình của một người trong năm 2020 tăng trưởng tốt. 29% người shopping đơn hàng hơn 5 triệu đồng trong 2020, so với tỷ lệ 25% của năm 2019. Trong khi đó, tỷ lệ người mua hàng trực tuyến giá trị dưới 1 triệu đồng trong 1 năm giảm mạnh, từ 26% xuống 16%.

Trên đây là thông tin về Sách trắng thương mại điện tử 2021 vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phát hành, ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm thêm thông tin về thương mại điện tử và xu hướng ứng dụng di động qua bản báo cáo ứng dụng di động 2021 của Appota ngay hôm nay!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here