Nền tảng bán hàng Shopify có những ưu và nhược điểm gì?

Shopify được biết đến như là một trong những nền tảng phổ biến nhất giúp doanh nghiệp & người bán có thể xây dựng website thương mại điện tử dễ dàng. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng không thể phủ nhận rằng, Shopify cũng có yếu điểm của riêng mình.

Shopify là nền tảng SaaS (Software as a Service) cho phép doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử đầy đủ các tính năng như quản lý tồn kho, giao nhận, xử lý thanh toán và rất nhiều tiện ích bổ sung cũng như công cụ hỗ trợ doanh nghiệp khác. 

Nền tảng bán hàng Shopify có những ưu và nhược điểm gì?1

Để hiểu rõ hơn về nền tảng này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ưu nhược của Shopify nhé. 

Ưu điểm của Shopify là gì?

Chi phí triển khai hợp lý

Đầu tiên, Shopify là nền tảng SaaS nên chi phí để bắt thường khá rẻ, cho phép sử dụng bản dùng thử 14 ngày miễn phí, không cần để lại thông tin thẻ tín dụng. Dù doanh nghiệp phải trả phí hàng tháng, phí giao dịch, phí giao diện và tiện ích mở rộng thì Shopify vẫn rẻ hơn nhiều so với nền tảng mã nguồn mở (Open-Source Platform) như Magento, WooCommerce..

Nó cho phép người dùng trả phí sử dụng nền tảng liên tục hàng tháng thay vì phải trả chi phí trong một lần. Điều này giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro đầu tư một số tiền quá lớn vào nền tảng Shopify nhưng chưa chắc đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp trong quá trình triển khai. 

Nền tảng bán hàng Shopify có những ưu và nhược điểm gì?2

Ngoài ra, nền tảng Shopify phù hợp với các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô trên thị trường. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay vừa tham gia thương mại điện tử, có thể tham khảo các gói Starter, Lite và Basic. Riêng các doanh nghiệp quy mô lớn, cần những tính năng nâng cao để vận hành website thương mại điện tử hiệu quả, các gói Shopify, Advanced, và Plus sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc.

Nền tảng dễ sử dụng

Shopify cung cấp một giao diện trực quan, dễ sử dụng với người dùng không có nhiều kiến thức lập trình. Ngoài ra, Vì Shopify là nền tảng thương mại điện tử SaaS với hệ thống được thiết kế sẵn và cung cấp hosting, giao diện, tính năng và bảo trì hạ tầng công nghệ nên doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng và vận hành hệ thống website chỉ với các thao tác kéo và thả mà không cần bận tâm về vấn đề kỹ thuật.

Các bước đơn giản để bắt đầu triển khai website thương mại điện tử với Shopify:       

– Chọn 1 trong các gói giải pháp tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp. 

– Chọn tên miền doanh nghiệp 

– Chọn themes và template phù hợp 

– Lựa chọn các chức năng cần thiết

– Tối ưu hóa website và bắt đầu thêm sản phẩm

– Go live website thương mại điện tử 

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để người dùng lựa chọn Shopify. Nếu bạn cần hỗ trợ thì có thể liên hệ với Shopify qua email, chat, và hotline trên toàn cầu 24/7. Ngoài ra, thông qua Trung Tâm Hỗ Trợ Shopify, người dùng có thể truy cập vào các diễn đàn cộng đồng và các tài liệu hữu ích cho quá trình triển khai website thương mại điện tử trên nền tảng này.

Khả năng bảo mật và sao lưu dữ liệu

Nền tảng Shopify chạy trên các máy chủ tuân thủ PCI (Peripheral Component Interconnect), cho phép người bán chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng.

Mã hóa Lớp cổng bảo mật (SSL) được bật trên tất cả các website Shopify để bảo mật dữ liệu của khách truy cập, trong khi hệ thống sao lưu cho phép doanh nghiệp lưu trữ và lưu dữ liệu thường xuyên bằng cách xuất dữ liệu đó sang tệp CSV.

Do đó, việc thêm giải pháp sao lưu nâng cao hơn từ Cửa hàng Shopify như ứng dụng Rewind được nền tảng này khuyến khích vì đó được xem là biện pháp cứu cánh nếu người dùng xóa nhầm nội dung chẳng hạn như sản phẩm, hình ảnh hoặc video minh họa. Để giữ cho website thương mại điện tử được bảo mật, doanh nghiệp chỉ cần sao lưu dữ liệu thường xuyên và cài đặt mật khẩu quản trị đủ mạnh.

Giao diện đa dạng

Giao diện chính là diện mạo của website thương mại điện tử của doanh nghiệp. Giao diện website càng đẹp mắt thì cơ hội giữ chân nhiều khách hàng càng cao thu hút nhiều khách hàng truy cập hơn từ đó tạo ra nhiều chuyển đổi hơn. 

Shopify hiểu được tầm quan trọng của giao diện website nên đã cung cấp rất nhiều giao diện có sẵn bao gồm miễn phí và trả phí, phù hợp với nhiều loại hình kinh doanh và lĩnh vực khác nhau giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn. 

Nền tảng bán hàng Shopify có những ưu và nhược điểm gì?3

Tuy nhiên, giao diện miễn phí cũng có nhiều nhược điểm như số lượng giao diện ít, thiết kế hạn chế, không cung cấp các tính năng nâng cao và đặc thù khiến việc tùy chỉnh website gặp nhiều trở ngại. 

Cơ bản các giao diện miễn phí rất tuyệt vời cho bước đầu xây dựng website thương mại điện tử. Thế nhưng, với các doanh nghiệp quy mô lớn, hay các doanh nghiệp đang trên đà phát triển, các giao diện cao cấp còn gọi là giao diện trả phí sẽ phù hợp hơn với mức chi phí trung bình khoảng $140-$180/giao diện.

Với các giao diện trả phí này, Shopify cung cấp các tính năng tích nâng cao như hỗ trợ trò chuyện trực tiếp, cửa sổ bật lên bản tin, các tính năng up-sell, tăng tốc độ tải trang, v.v. Từ đó, doanh nghiệp có thể sở hữu hệ thống website thương mại điện tử tự động và mượt mà hơn.

Những điểm hạn chế của Shopify

Bên cạnh nhiều ưu điểm nổi bật thì Shopify tồn tại một số nhược điểm không thể không công nhận. 

Chi phí tăng dần theo thời gian

Chi phí sử dụng Shopify, bên cạnh những điểm cộng đáng chú ý, nền tảng này có một điểm trừ nhỏ nhưng đủ khiến một số doanh nghiệp ngần ngại bắt đầu. 

Bên cạnh phí sử dụng nền tảng doanh nghiệp phải chi trả hàng tháng, các chi phí khác như giao diện, ứng dụng, tiện ích mở rộng, các tính năng marketing, sales, SEO… doanh nghiệp đều phải trả liên tục mỗi tháng mà không được sở hữu lâu dài.

Khó hỗ trợ Content Marketing

Content Marketing (Tiếp thị nội dung) là công cụ tuyệt vời để tiếp thị website thương mại điện tử. Shopify cho phép người dùng viết blog và tối ưu hóa SEO, nhằm thúc đẩy lưu lượng truy cập miễn phí, nâng cao khả năng định vị thương hiệu.

Tuy nhiên, tính năng viết blog này trên Shopify không thân thiện với người dùng như WordPress. Một số khía cạnh mà Shopify có thể cải thiện liên quan đến blog và tính năng viết nội dung bao gồm: 

– Trình chỉnh sửa lỗi thời 

– Bố cục blog chưa linh hoạt

– Người dùng phải sử dụng thẻ tags vì không có danh mục 

– Không thể thêm các bài viết liên quan 

– Không thể nhúng sản phẩm vào blog

– Không dễ để tích hợp tiện ích bên thứ ba

Đây sẽ là một rào cản cho doanh nghiệp khi sử dụng Shopify để quảng bá website thương mại điện tử bằng cách tối ưu SEO, nếu nội dung là yếu tố cốt lõi của chiến lược Marketing của doanh nghiệp.

Hạn chế tùy chỉnh

Một hạn chế khác của Shopify đó là giao diện của nền tảng được tùy chỉnh bằng cách sử dụng thiết lập Shopify Liquid. Trong khi đó, nhiều nhà phát triển website đã quá quen thuộc với ngôn ngữ lập trình PHP để tùy biến giao diện và mẫu cho website, đây là một kỹ thuật phổ biến được sử dụng bởi WordPress.

Nền tảng bán hàng Shopify có những ưu và nhược điểm gì?4

Vì vậy, với những người dùng không có nhiều kinh nghiệm về lập trình sẽ gặp không ít khó khăn khi sử dụng công cụ của Shopify để tùy chỉnh giao diện website thương mại điện tử. 

Không sở hữu mã nguồn và dữ liệu

Toàn bộ hệ thống website của doanh nghiệp được lưu trữ trên server của Shopify nên quyền sở hữu và kiểm soát mã nguồn website sẽ thuộc về Shopify không phải doanh nghiệp. Tương tự các nền tảng SaaS khác như BigCommerce, Squarespace, Wix… Shopify có tính năng Khóa (Lock-in), đồng nghĩa khi chuyển đổi website từ nền tảng này sang nền tảng khác, doanh nghiệp sẽ không còn được sử dụng mã nguồn website cũ và phải xây dựng lại từ đầu trên nền tảng mới.  

Tương tự như mã nguồn, dữ liệu của doanh nghiệp cũng được lưu trữ trên server của Shopify nên việc sở hữu và kiểm soát dữ liệu bị hạn chế khá nhiều. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp khó kết nối dữ liệu giữa các bộ phận, phòng ban, cá nhân hóa người dùng… Đặc biệt khi chuyển đổi nền tảng thì việc thất thoát hoặc sai lệch số liệu thường khó tránh khỏi.

Shopify sẽ không hỗ trợ trong trường hợp doanh nghiệp ngừng sử dụng nền tảng với bất kỳ lý do gì. Tài sản duy nhất doanh nghiệp có thể giữ và mang đi đó là bản báo cáo CSV chứa thông tin website. 

Vì thế trước khi khởi tạo website thương mại điện tử trên nền tảng Shopify, doanh nghiệp cần cân nhắc thật kỹ những lợi ích và cả những bất cập khi ngừng sử dụng để quyết định có nên sử dụng nền tảng này lâu dài hay không.

Qua bài viết này, chúng tôi hi vọng bạn đọc sẽ nắm rõ những ưu nhược điểm của nền tảng thương mại điện tử Shopify để đưa ra chiến lược xây dựng website bán hàng hiệu quả nhất. 

Nguồn bài: Advertisingvietnam