Khả năng thanh toán và giải pháp cải thiện khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán chính là thước đo mà chính doanh nghiệp hay nhà đầu tư sử dụng để thực hiện đánh giá mức độ tín nhiệm và năng lực tài chính của doanh nghiệp đó. Nếu tình trạng tài chính xấu thì doanh nghiệp cần phải nhanh chóng tìm ra giải pháp cải thiện khả năng thanh toán hiệu quả nhất.

Khả năng thanh toán là gì?

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán tất cả các khoản nợ ngắn và dài hạn cho các cá nhân hoặc tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ.

Hiểu một cách ngắn gọn thì khả năng thanh toán là khả năng đảm bảo có thể trả được tất cả các khoản nợ bất cứ khi nào.

Khả năng thanh toán và giải pháp cải thiện khả năng thanh toán 1

Điều đó có nghĩa là một doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao là một doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, có khả năng chi trả tốt các khoản nợ của doanh nghiệp và ngược lại. Nếu không có khản năng thanh toán, về lâu dài có thể dẫn đến bước phá sản.

Tại sao cần đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp?

Dựa vào kết quả đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư, ngân hàng có thể đưa ra phương án cải thiện hoặc quyết định đầu tư, cho vay phù hợp.

Khả năng thanh toán và giải pháp cải thiện khả năng thanh toán 2

Nếu tình trạng tài chính tốt: Chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ và năng lực tài chính cao.

Nếu tình trạng tài chính xấu: Chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động yếu kém, khó có thể chi trả đúng hạn các khoản nợ.

Thông qua đánh giá khả năng thanh toán, doanh nghiệp sẽ thấy được tiềm năng cũng như nguy cơ trong quá trình thanh toán những khoản nợ của doanh nghiệp để từ đó có những biện pháp cải thiện dòng tiền, xử lý kịp thời các vấn đề khi khả năng thanh toán thấp. Đồng thời, với nhà đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng, họ sẽ đánh giá doanh nghiệp đó có khả năng trả các món nợ khi tới hạn không. Từ đó, xem xét đưa ra các quyết định đầu tư, hợp tác, cho vay để tránh rủi ro cao nhất.

Các chỉ số đánh giá khả năng thanh toán

Để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp có tốt hay không, bạn có thể dựa vào 6 tiêu chí bên dưới đây:

– Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Công thức tính: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/Nợ phải trả

– Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Công thức tính: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

– Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Công thức tính: Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn

– Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Công thức tính: Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = (Tiền + các khoản tương đương tiền)/Nợ ngắn hạn

– Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Công thức: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế / Lãi vay phải trả trong kỳ

– Hệ số khả năng chi trả ngắn hạn

Công thức:

Hệ số khả năng chi trả bằng tiền = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh / Nợ ngắn hạn bình quân.

Khả năng thanh toán và giải pháp cải thiện khả năng thanh toán 3

Giải pháp cải thiện khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán được xem là một tiêu chí quan trọng phản ánh tình hình tài chính và năng lực kinh doanh giúp đánh giá về hiệu quả tài chính cũng như thấy rõ những rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư căn cứ vào để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của công ty. Bởi vậy các doanh nghiệp cần một cơ chế quản lý hợp lý:

*** Đảm bảo lượng tiền mặt nhất định để thanh toán các khoản vay gần đến hạn. Kể cả khoản nợ chưa đến hạn cũng cần đề phòng rủi ro từ phía chủ nợ cần thanh toán gấp, doanh nghiệp cũng cần dự trữ tiền mặt để thanh toán.

*** Dự trữ chứng khoán có tính thanh khoản cao để có thể chuyển đổi thành tiền nhanh chóng khi cần thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán và giải pháp cải thiện khả năng thanh toán 4

Phần kết: Trên đây là một số thông tin về khả năng thanh toán cũng như giải pháp cải thiện khả năng thanh toán mà các tổ chức, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm. Đừng quên đón đọc thêm nhiều bài viết hữu ích trên blog News.appotapay nhé.

Nguồn bài: Tổng hợp