Chủ thể – các thành phần tham gia vào thương mại điện tử

Thương mại điện tử ngày càng phát triển và chi phối hoạt động của con người. Tuy nhiên không phải ai ai cũng đều có quyền và tư cách để tham gia và hoạt động thương mại điện tử. Theo quy định của Nhà nước thì các thành phần tham gia vào thương mại điện tử hay đúng hơn là những chủ thể nào được phép vào hoạt động này?

Có thể nói rằng thương mại điện tử (E-Commerce) và các hình thức thanh toán trực tuyến đã và đang dần trở thành yếu tố không thể thiếu trong đời sống của con người. Nó giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên tiện lợi, nhanh chóng, hiện đại hơn. Đồng thời tạo ra cơ hội mới nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trên khắp thế giới cùng phát triển.

Hoạt động thương mại điện tử là gì?

Theo khoản 1, 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP:

Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

Chủ thể - các thành phần tham gia vào thương mại điện tử 1

Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

Những hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử

Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:

– Sàn giao dịch thương mại điện tử

– Website đấu giá trực tuyến

– Website khuyến mại trực tuyến

– Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định

Chủ thể - các thành phần tham gia vào thương mại điện tử 2

Với các ứng dụng cài đặt trên thiết bị điện tử có nối mạng cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, tùy theo tính năng của ứng dụng đó mà thương nhân, tổ chức phải tuân thủ các quy định về website thương mại điện tử bán hàng hoặc website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP.

Những thành phần tham gia vào thương mại điện tử

Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các thành phần tham gia vào thương mại điện tử là những đối tượng nào nhé.

Điều 24 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP, các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bao gồm:

– Các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).

Chủ thể - các thành phần tham gia vào thương mại điện tử 3

– Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

– Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).

– Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).

– Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ khác cho hoạt động thương mại điện tử.

– Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động thương mại.

Giải pháp thanh toán không thể thiếu trong TMĐT 

Cổng thanh toán trực tuyến là giải pháp thanh toán online hỗ trợ đắc lực nhất cho hoạt động thương mại điện tử. Nhờ có cổng thanh toán mà mọi thao tác thanh toán của người mua trên website trở nên nhanh gọn hơn trước đó. Chỉ trong tích tắc, khách hàng đã có thể mua được sản phẩm như ý, còn người bán sẽ bán được hàng và nhận được số tiền tương ứng với giá trị của đơn hàng.

>>> Thanh toán trực tuyến trên website có lợi như nào cho người bán?

Cổng thanh toán AppotaPay là giải pháp thanh toán toàn diện, giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu, tiếp cận thị trường quốc tế dễ dàng nhất, với ưu điểm:

– Đa dạng thanh toán nội địa & quốc tế

– Tích hợp tiện lợi qua website, ứng dụng di động

– Xử lý 350.000 giao dịch/phút

Hệ thống quản lý thân thiện, rõ ràng giúp doanh nghiệp dễ dàng vận hành và đối soát

– Support 24/7, hỗ trợ kịp thời các sự cố kỹ thuật

Chủ thể - các thành phần tham gia vào thương mại điện tử 4

AppotaPay tự hào đã mang giải pháp Cổng thanh toán tới hơn 500 doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước như Momo, Techcombank, Bigo, TikTok, VNPay, VinID,… Với tiêu chí AN TOÀN – TIỆN LỢI – TỐI ƯU, AppotaPay cam kết mang đến những giải pháp công nghệ mới, dẫn đầu xu hướng “thanh toán không tiền mặt”, phù hợp với cả khách hàng B2B và B2C.

Bạn kinh doanh, chúng tôi nhận thanh toán. Cổng thanh toán là tất cả những gì bạn cần để tăng trưởng doanh thu!

LIÊN HỆ TƯ VẤN qua hotline 0907788363 hoặc ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG ngay hôm nay!