Mới đây, sau nhiều vụ việc lừa đảo tinh vi với mục đích là mở tài khoản ngân hàng, ví điện tử của người dùng để chiếm đoạt tài sản, chúng tôi khuyên bạn đọc nên thực hiện một số cách phòng tránh rủi ro nhằm bảo mật tài khoản khi sử dụng ví điện tử.
Giả mạo là cán bộ cơ quan chức năng, người thân, người quen của nạn nhân, các đối tượng sử dụng công nghệ Deepfake (giả dạng hình ảnh và giọng nói) để thực hiện video call với nạn nhân. Trong lúc video call sẽ yêu cầu nạn nhân thực hiện nhìn thẳng, nghiêng trái, nghiêng phải… Sau đó, đối tượng ghi lại video và dùng nó để mở tài khoản ngân hàng, ví điện tử với đứng tên nạn nhân.
Sự việc này tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về an toàn bảo mật khi sử dụng ví điện tử, tài khoản ngân hàng để thanh toán online. Vì thế, người dùng cần thực hiện các biện pháp an toàn bảo vệ chính mình trong khi chờ hành động của các cơ quan chức năng, ngân hàng hay nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử.
Dưới đây là một số cách để phòng tránh rủi ro cũng như bảo vệ tài khoản ví điện tử rất hiệu quả trong thời đại công nghệ số mà bạn nên áp dụng ngay lập tức.
Contents
Khuyến cáo người dân của Công an TP.HCM
Công an Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân:
– Cảnh giác với các cuộc gọi video yêu cầu thực hiện các hành động lạ như nhìn thẳng, nghiêng trái, nghiêng phải, ngước lên, cúi xuống…
– Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà, số tài khoản ngân hàng, mã OTP… cho bất kỳ ai không quen biết hoặc chưa biết rõ nhân thân lai lịch.
– Cơ quan công an các cấp khi làm việc, xác minh, điều tra, sẽ làm việc trực tiếp hoặc có văn bản gửi đến chính quyền, cá nhân, tổ chức. Tuyệt đối không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội.
– Khi phát hiện các hành vi có dấu hiệu lừa đảo, người dân nhanh chóng trình báo cơ quan công an gần nhất để xử lý theo đúng pháp luật.
Bên cạnh đó, người dân chủ động thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ tài khoản tài khoản của mình như sau:
Tuyệt đối không chia sẻ tài khoản ví điện tử
Thông tin tài khoản ví điện tử, thông tin tài khoản ngân hàng là thông tin tuyệt mật nên không được chia sẻ thông tin cho bất cứ ai dưới mọi hình thức dù người đó có là người thân hay bạn bè của bạn. Làm như thế là để tránh rủi ro người lạ truy cập và thực hiện những hành vi trái pháp luật.
Không được tiết lộ mật khẩu cho bất kỳ ai
Mã OTP (One Time Password) là lớp bảo vệ thứ hai sau mật khẩu được nhiều nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử & ngân hàng áp dụng khi thực hiện chuyển tiền, thanh toán nhằm ngăn chặn những rủi ro, hạn chế tình trạng kẻ tấn công xâm nhập để lấy thông tin hoặc tiền trong tài khoản. Vì vậy, người dùng tuyệt đối không chia sẻ mã OTP với bất kỳ ai bao gồm cả người thân quen.
Thay đổi mật khẩu ít nhất 2 lần/tháng
Mặc dù các ví điện tử đã có lớp bảo mật OTP nhưng mật khẩu là thông tin quan trọng nên bạn phải cố gắng thay đổi mật khẩu ít nhất 2 lần trong một tháng. Mật khẩu nên bao gồm số, chữ và những ký tự đặc biệt. Tránh lựa chọn những mật khẩu quá dễ nhớ hoặc liên quan đến thông tin cá nhân như ngày sinh, số điện thoại…
Lưu ý, sau khi đổi mật khẩu, bạn hãy ghi nhớ hoặc ghi ra đâu đó để không bị quên mật khẩu.
Cài đặt chương trình phòng chống virus
Nếu chẳng may virus xâm nhập vào hệ thống máy tính hoặc điện thoại của người dùng thông qua hành động truy cập vào những trang web lạ hoặc tải những ứng dụng không rõ nguồn gốc thì thông tin trên ví điện tử rất dễ bị lộ ra ngoài. Do đó người dùng cần cài đặt các phần mềm chống virus trên điện thoại và máy tính.
Và cuối cùng, ưu tiên sử dụng ví điện tử uy tín, có thương hiệu và đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép. Có như thế thì tài khoản của bạn mới được an toàn. Đến khi xảy ra sự cố cũng sẽ được bảo vệ.
Trên đây là một số cách phòng tránh rủi ro, lừa khảo khi sử dụng ví điện tử đơn giản mà hiệu quả nhất cho bạn đọc tham khảo. Đừng làm ngơ trước những thông tin hữu ích đã được trình bày trong bài viết nhé.