Bán hàng trên Zalo Shop và những điều doanh nghiệp cần phải biết

Zalo là mạng xã hội phổ biến được nhiều người Việt sử dụng nên cơ hội bán hàng Zalo Shop vô cùng tiềm năng. Nếu bạn muốn kinh doanh online thì nhất định không thể bỏ qua nền tảng này.

Zalo Shop là gì?

Zalo Shop tương tự như sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki… là nơi người bán có thể đăng sản phẩm, quản lý kho, trao đổi, tư vấn khách hàng, nhận thông báo đơn đặt hàng… đồng thời khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm và đặt hàng theo ý muốn. Giao diện của Zalo Shop khá giống với các sàn thương mại điện tử khác.

Bán hàng trên Zalo Shop và những điều doanh nghiệp cần phải biết 1

Còn Official Account doanh nghiệp hay gọi tắt là OA Doanh Nghiệp, là loại tài khoản chính thức của Zalo dành cho các doanh nghiệp, cửa hàng hoặc hộ kinh doanh để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ.

Phân biệt Zalo Shop và Zalo OA

Cả Zalo Shop và Zalo OA đều là kênh bán hàng chính thức của doanh nghiệp trên nền tảng Zalo. Nhưng Zalo OA là cửa hàng online của doanh nghiệp trong khi đó Zalo Shop là sàn thương mại điện tử. 

Nếu doanh nghiệp muốn bán hàng trên Zalo Shop thì cần dùng tài khoản OA để đăng ký, sau đó tạo một “gian hàng” để bán hàng online trên “sàn thương mại điện tử của Zalo.

Bán hàng trên Zalo Shop có lợi ích gì?

Bán hàng trên Zalo Shop có hiệu quả không?

Với hơn 70 triệu người truy cập hàng tháng thì Zalo cũng là kênh bán hàng online tiềm năng không thể bỏ qua: 

– Người bán có thể quản lý và vận hành toàn bộ quy trình bán hàng từ chạy quảng cáo tiếp cận khách hàng, tư vấn khách hàng bán hàng và quản lý đơn hàng trên Zalo.

– Hỗ trợ tự động đồng bộ hóa các thông tin sản phẩm lên Zalo Shop hoặc dễ dàng tích hợp với hệ thống CMS có sẵn của người bán.

Bán hàng trên Zalo Shop và những điều doanh nghiệp cần phải biết 2

– Hạn chế trường hợp giả mạo nhãn hiệu để bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vì nếu muốn bán hàng trên Zalo Shop thì người bán cần phải cung cấp các giấy tờ như căn cước công dân, giấy phép kinh doanh…

Bán hàng trên Zalo Shop có mất phí không?

Người bán có thể kinh doanh và tư vấn khách hàng trên Zalo hoàn toàn miễn phí mà không phải chịu bất kỳ chi phí nào. Nếu muốn đẩy mạnh thì có thể marketing trên Zalo với chi phí rất rẻ. Tiền quảng cáo cho gian hàng là thứ duy nhất bạn phải bỏ ra để thu hút khách hàng đến với shop của mình. 

Tiếp theo chúng ta hãy cùng xem hướng dẫn bán hàng trên Zalo Shop chi tiết bên dưới đây nhé. 

Chi tiết cách bán hàng trên Zalo Shop

Làm thế nào để bán hàng trên Zalo Shop? Để tạo gian hàng trên Zalo Shop, bạn cần phải đăng ký tài khoản Zalo OA. 

Truy cập vào trang: http://oa.zalo.me/manage >>>  Vào mục “Đăng ký ngay” và điền các thông tin cần thiết để đăng ký tài khoản: Số điện thoại cá nhân, xác nhận hình/mã Captcha, chọn 3 người bạn có tương tác gần nhất.

Hướng dẫn cách tạo Zalo Shop

Tiếp theo, để tạo danh mục cho các sản phẩm/gói dịch vụ bạn cung cấp thì bạn cần có tài khoản Zalo Shop. Để đăng ký tài khoản Zalo Shop, hãy đăng nhập vào Zalo OA bằng số điện thoại và nhập mật khẩu. Hoặc bạn cũng có thể quét mã QR code trên máy tính bằng điện thoại. Sau khi đã đăng nhập thành công, bạn tiếp tục nhấn chọn nút “Tạo Official Account mới” ở bên góc phải màn hình và thực hiện các thao tác:

Bước 1: Chọn loại tài khoản Zalo

Bán hàng trên Zalo Shop và những điều doanh nghiệp cần phải biết 3

Cửa sổ đăng ký tài khoản Zalo OA mới sẽ hiện ra 3 loại tài khoản Cửa hàng (Zalo Shop – Service), Nội dung (Media), Dịch vụ khác (Service). Bạn nhấn chọn đăng ký tài khoản Zalo Shop. Tính năng nổi bật của tài khoản Zalo OA là:

Đối với tài khoản của Doanh nghiệp: 

– Gửi 4 tin nhắn/ tháng cho mỗi người quan tâm

– Tạo cửa hàng, thêm sản phẩm

– Tin nhắn hiển thị trong hộp thư cá nhân

– Chat với khách hàng

Đối với tài khoản Nội dung:

– Gửi 1 tin nhắn/ tháng cho mỗi người quan tâm

– Tin nhắn hiển thị trong Media Box

Đối với tài khoản Cơ quan nhà nước:

– Gửi 4 tin nhắn/ tháng cho mỗi người quan tâm

– Chat với người dân

– Tin nhắn hiển thị trong hộp thư cá nhân

Bước 2: Chọn danh mục

Trong phần danh mục, bạn hãy bấm chọn danh mục “Cửa hàng – Dịch vụ” làm danh mục chính.

Còn danh mục con thì chúng ta có thể lựa chọn đúng danh mục phù hợp với loại hình kinh doanh mà bạn hướng đến. Nếu bạn kinh doanh cửa hàng tạp hóa thì danh mục con là “Mua sắm & Bán lẻ”.

Bước 3: Nhập thông tin cần thiết

Trong bước này, bạn cần điền đầy đủ thông tin bao gồm tên Official Account, họ tên liên hệ, các thông tin mô tả, số điện thoại.

Bước 4: Chọn ảnh đại diện và ảnh bìa của Zalo

Bạn đã hoàn thiện quy trình đăng ký tài khoản Zalo Shop, hệ thống Zalo sẽ duyệt tài khoản của bạn trong một khoảng thời gian xác định. 

Thông thường, tài khoản Zalo Shop sẽ được duyệt nhanh nếu thông tin phù hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hệ thống Zalo xảy ra lỗi sẽ cần thời gian tối đa là 7 ngày để xử lý vấn đề.

Bước 5: Cập nhật địa chỉ

Đây là bước yêu cầu mới của Zalo OA dành cho các chủ cửa hàng. Người dùng cần tiến hành cập nhật  địa chỉ cửa hàng của mình rồi nhấn vào nút Hoàn tất.

Sau khi bạn đã tạo xong tài khoản, bạn vẫn chưa sử dụng được ngay mà phải chờ hệ thống Zalo duyệt tài khoản sau tối đa 7 ngày làm việc. Trong thời gian 7 ngày, hệ thống sẽ tạm  khóa các chức năng của Zalo Shop cho đến khi duyệt xong.

Như vậy là bạn đã có gian hàng trên Zalo Shop rồi. Tuy nhiên khi đăng bài bán hàng bạn nên thêm các phần như sau:

– Tạo danh mục sản phẩm

– Tạo sản phẩm mới cho Zalo Shop

– Mở chức năng hiển thị cho Zalo Shop

– Tạo tin nhắn Broadcast 

Bán hàng trên Zalo Shop và những điều doanh nghiệp cần phải biết 4

Bán hàng trên Zalo Shop với nhiều ưu điểm lại vừa có thể tiếp cận nhiều khách hàng thực sự có nhu cầu nên đây là kênh kinh doanh không thể bỏ qua. Bắt đầu quảng bá sản phẩm nâng cao doanh số cùng cửa hàng trên Zalo thôi nào.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here