An ninh thương mại điện tử và những giải pháp bảo vệ an toàn

Song song với hoạt động thương mại điện tử thì vấn đề an ninh thương mại điện tử cũng là vấn đề đặt ra đòi hỏi mỗi một doanh nghiệp đang kinh doanh trên nền tảng trực tuyến phải nhận thức rõ vấn đề và đưa ra các giải pháp bảo vệ an toàn. 

An ninh thương mại điện tử là gì?

An ninh thương mại điện tử là quá trình mà ở đó doanh nghiệp thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động thương mại điện tử của mình. 

An ninh thương mại điện tử và những giải pháp bảo vệ an toàn 1

An ninh trong thương mại điện tử liên quan đến các vấn đề như: thủ tục, chính sách, pháp luật, đặc biệt là mảng công nghệ. 

Ví dụ, bạn sở hữu một website bán đồ ăn online thì bạn phải đảm bảo website của mình trước các lỗi, các mã độc do tin tặc gây ra.

Một số đe dọa bảo mật đối với các công ty thương mại điện tử là gì?

– Gian lận tài chính

+ Gian lận thẻ tín dụng diễn ra khi tin tặc sử dụng dữ liệu thẻ tín dụng đánh cắp được để mua sản phẩm trên các cửa hàng trực tuyến. Trong những trường hợp này, địa chỉ giao hàng và địa chỉ thanh toán sẽ khác nhau. Doanh nghiệp có thể phát hiện và ngăn chặn các hoạt động gian lận này bằng cách cài đặt AVS.

+ Gian lận hoàn trả là hoạt động các tin tặc gửi yêu cầu giả mạo để nhận tiền hoàn. 

– Tấn công DoS và DDoS

– Mã độc 

– Cross-Site Scripting

– Tấn công xen giữa (Man in The Middle Attack)

Vấn đề và thực trạng an ninh thương mại điện tử tại Việt Nam

Thương mại điện tử càng phát triển tỷ lệ thuận với sự gia tăng của nhiều mối đe dọa an ninh mạng, bao gồm cả những ảnh hưởng đến các thông tin riêng tư, sở hữu và quản lý dữ liệu, vị trí của các trung tâm dữ liệu, an ninh dữ liệu và luật pháp. Theo số liệu từ Juniper Research, trong giai đoạn 2021- 2025, tổng thiệt hại mà doanh nghiệp phải gánh chịu bởi các hình thức gian lận thanh toán trực tuyến sẽ lên đến con số 206 tỷ USD.

An ninh thương mại điện tử và những giải pháp bảo vệ an toàn 2

Cách đây 30 năm, chỉ có 32% giá trị thị trường dựa trên các tài sản vô hình, chủ yếu là sở hữu trí tuệ. Đến nay, con số này đã là 80%, yêu cầu doanh nghiệp phải bảo vệ cẩn thận các tài sản digital trước nguy cơ bị tội phạm đánh cắp. 

Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Khi số lượng người dùng Internet tăng mạnh mẽ thì nhu cầu mua sắm và thanh toán online cũng tăng lên kéo theo các vụ tấn công mạng gia gia tăng về cả số lượng, quy mô; các hình thức tấn công. 
Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam đã ghi nhận và xử lý gần 10.000 vụ tấn công website. Trong đó có gần 50% các sự cố đến từ phát tán mã độc thông qua những lỗ hổng bảo mật.

Đề xuất giải pháp bảo mật an toàn thương mại điện tử

Để bảo vệ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trước những mối đe dọa, doanh nghiệp nên thực hiện theo một số giải pháp như sau:

HTTPS và chứng chỉ SSL

Giao thức HTTPS là một phần mở rộng của HTTP, hay được gọi là HTTP qua SSL. HTTPS giúp xác định website mà người dùng truy cập, bảo vệ quyền riêng tư và an toàn của dữ liệu. Đồng thời, phương thức còn giúp tăng thứ hạng website trên trang tìm kiếm của Google. So với HTTP, HTTPS sẽ giúp các website ít gặp rủi ro tấn công mạng hơn. 

Chống xâm nhập, tấn công từ dịch vụ DDOS 

Tấn công từ chối dịch vụ DoS là hoạt động làm sập một máy chủ hoặc mạng, khiến người dùng khác không thể truy cập vào máy chủ hay mạng đó giúp doanh nghiệp phòng chống và phát hiện ra các xâm nhập (IPS), ngăn chặn sự tấn công toàn diện từ phía DDOS. 

An ninh thương mại điện tử và những giải pháp bảo vệ an toàn 3

Sử dụng tường lửa

Nếu bàn về những giải pháp an ninh thương mại điện tử hiện nay thì không thể không nhắc tới tường lửa. 

Tường lửa tạo nên một lớp bảo mật mang tính toàn diện cho hệ thống Website thương mại điện tử, giúp doanh nghiệp tránh được những kỹ thuật tấn công XSS, SQL Injection cùng nhiều cuộc tấn công mạng khác của tin tặc. Sử dụng tường lửa cũng giúp doanh nghiệp kiểm soát mọi lưu lượng truy cập Website của mình, đảm bảo chỉ có lưu lượng truy cập nào đáng tin cậy mới nhấp vào được. 

Sử dụng phần mềm chống mã độc 

Các phần mềm chống mã độc ra đời nhằm phát hiện, loại bỏ và ngăn chặn các mã độc lây nhiễm vào máy tính và hệ thống mạng. Vì mã độc là thuật ngữ chung, bao gồm cả virus, worm, trojan… do đó việc sử dụng phần mềm chống mã độc sẽ giúp công ty ngăn chặn được nhiều mối nguy hiểm từ tin tặc.

Bảo mật website và máy chủ

Chúng tôi khuyến cáo doanh nghiệp nên tăng cường bảo mật website bằng cách sử dụng những mật khẩu phức tạp và phải thay đổi theo định kỳ hoặc phân quyền quản trị Website theo đúng vai trò của từng cấp bậc quản lý – nhân viên. Bên cạnh đó cũng cần thiết lập các cảnh báo khi có bất cứ IP lạ, đáng nghi nào đang cố gắng truy cập vào Website thương mại điện tử của mình.. 

Bảo mật cổng thanh toán trực tuyến

Nguy cơ rò rỉ, đánh cắp thông tin dữ liệu thanh toán là bài toán đau đầu đối với người bán đồng thời là nỗi lo của hầu hết người mua. Do vậy, doanh nghiệp nên lựa chọn các bên cung cấp giải pháp thanh toán thứ ba uy tín để xử lý các giao dịch từ website nhằm mục tiêu giảm thiểu tối đa các rủi ro liên quan đến thanh toán và bảo mật thông tin khách hàng. 

Cổng thanh toán AppotaPay là giải pháp thanh toán toàn diện, giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu, tiếp cận thị trường quốc tế dễ dàng nhất, với ưu điểm:

– Đa dạng thanh toán nội địa & quốc tế

– Tích hợp tiện lợi qua website, ứng dụng di động

– Xử lý 350.000 giao dịch/phút

Hệ thống quản lý thân thiện, rõ ràng giúp doanh nghiệp dễ dàng vận hành và đối soát

– Support 24/7, hỗ trợ kịp thời các sự cố kỹ thuật

An ninh thương mại điện tử và những giải pháp bảo vệ an toàn 4

AppotaPay tự hào đã mang giải pháp Cổng thanh toán tới hơn 500 doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước như Momo, Techcombank, Bigo, TikTok, VNPay, VinID,… Với tiêu chí AN TOÀN – TIỆN LỢI – TỐI ƯU, AppotaPay cam kết mang đến những giải pháp công nghệ mới, dẫn đầu xu hướng “thanh toán không tiền mặt”, phù hợp với cả khách hàng B2B và B2C.

Bạn kinh doanh, chúng tôi nhận thanh toán. Cổng thanh toán là tất cả những gì bạn cần để tăng trưởng doanh thu!

LIÊN HỆ TƯ VẤN qua hotline 0907788363 hoặc ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG ngay hôm nay

Ngoài ra doanh nghiệp có thể thực hiện thêm một vài thao tác khác nhằm nâng cao an ninh thương mại điện tử như: 

– Sử dụng các phần mềm, tính năng bảo mật website thương mại điện tử.

– Rà quét website và các tài nguyên trực tuyến thường xuyên để phát hiện mã độc kịp thời. 

– Sao lưu dữ liệu thường xuyên.

– Lựa chọn một giải pháp bảo vệ an ninh mạng uy tín, phù hợp với công ty.

An ninh thương mại điện tử luôn là bài toán đặt ra dành cho mọi doanh nghiệp đang kinh doanh trên nền tảng trực tuyến bởi tin tặc có thể tấn công bất cứ khi nào và gây ra nhiều tổn thất không thể lường trước được. Vì thế thực hiện các giải pháp bảo vệ an toàn là cách tốt nhất.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here