Kinh doanh thương mại điện tử quốc tế thì không thể thiếu những nền tảng nồi tiếng như Shopify hay Wix. Nhưng trước khi lựa chọn thì bạn cần phải hiểu rõ từng ưu nhược điểm của mỗi loại như thế nào. Sau đây chúng ta sẽ cùng so sánh Shopify và Wix để có thể tìm ra nền tảng phù hợp nhất với nhu cầu.
Thương mại điện tử quốc tế ngày càng phát triển và phổ biến ở nhiều quốc gia khác nhau. Vì thế các nền tảng thương mại điện tử trở thành điều kiện bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn vươn mình ra quốc tế.
Shopify là gì?
Như bạn đã biết, Shopify là 1 trong 5 nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay cho phép người bán tạo các website bán hàng trực tuyến dựa trên nền tảng Cloud SaaS. Để có thể sử dụng thì người dùng nhất định phải trả phí. Gói dịch vụ thấp nhất của Shopify hiện nay là 29$/tháng.
Tuy là nền tảng bắt buộc trả phí nhưng chất lượng dịch vụ hoàn toàn xứng đáng với số tiền bỏ ra. Nền tảng này phù hợp cho tất cả mọi người, kể cả những người không có kiến thức và kỹ năng lập trình.
Wix là gì?
Rõ ràng so về thị phần, mức độ phổ biến, tên tuổi thì rõ ràng thì Wix ít được biết đến hơn Shopify.
Wix là một nền tảng xây dựng website cho phép người dùng khởi tạo website trực tuyến dựa trên thao tác kéo thả đơn giản mà không tốn quá nhiều thời gian. Bạn chỉ cần đăng ký tài khoản và sử dụng các công cụ của WIX để tạo nên trang web riêng. Nó phù hợp với những người không có nền tảng kỹ thuật và kỹ năng lập trình.
Nền tảng WIX là miễn phí nhưng bên cạnh đó nó cũng cung cấp các gói trả phí với nhiều tính năng nâng cấp như xóa logo của WIX, dùng tên miền riêng, thêm các tính năng của trang thương mại điện tử…
Ưu điểm:
– Sử dụng đơn giản
– Mẫu thiết kế có sẵn
– Được hỗ trợ tối đa
– Thương mại điện tử
– Gợi ý thông minh
– Cập nhật thường xuyên
Nhưng gói miễn phí có nhiều hạn chế, gói trả phí khá đắt, và cũng ít ứng dụng hỗ trợ so với các nền tảng khác.
Hiện tại WIX đang được hơn 100 triệu người sử dụng trên phạm vi hơn 190 quốc gia.
So sánh Shopify vs Wix
Muốn chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp với công việc kinh doanh thì nắm chắc kiến thức về Shopify và WIX sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Giống nhau
– WIX và Shopify đều có chứa các công cụ SEO, rất hữu dụng đối với việc quảng bá sản phẩm nói riêng cũng như việc kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.
– 2 nền tảng này đều rất dễ dàng sử dụng, phù hợp với cả những người không có nền tảng kỹ thuật cũng như kiến thức và kỹ năng lập trình. Điều này không chỉ có lợi với những doanh nghiệp lớn mà còn có thể giúp những người sử dụng độc lập có thể xây dựng một website bán hàng riêng cho mình với đầy đủ các tiện ích cần thiết.
– Cả 2 đều hoạt động trên nền tảng di động nên việc tạo và điều hành cửa hàng online trở nên thuận tiện và đơn giản hơn.
– Sở hữu lượng người dùng lớn nên có khả năng tiếp cận với khách hàng tiềm năng trên khắp thế giới, thuận lợi cho việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu.
Khác nhau
Tuy rằng có nhiều điểm giống nhau nhưng về bản chất thì 2 nền tảng này đều có điểm khác biệt nhất định thông qua sự so sánh Shopify và Wix sau:
– Shopify được ra đời như một nền tảng thương mại điện tử, phù hợp cho các cửa hàng thương mại trực tuyến cũng như những hệ thống điểm bán lẻ. Trong khi đó, Wix là một nền tảng xây dựng trang web rộng rãi hơn, không chỉ tạo nên một website bán hàng, người dùng có thể sử dụng Wix với nhiều mục đích khác nhau.
– Nếu như Shopify cung cấp cho người dùng những mẫu, công cụ SEO hiệu quả cùng công cụ phân tích tuyệt vời, có ích đối với việc quảng bá sản phẩm và vận hành cửa hàng trực tuyến thì Wix sở hữu các mẫu đơn giản cùng trình chỉnh sửa hình ảnh hữu ích giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc xây dựng website cho riêng mình.
– Wix cung cấp cho người dùng ứng dụng đa ngôn ngữ mạnh mẽ còn Shopify vẫn chưa hỗ trợ nhiều ngôn ngữ. Đây chính là ưu điểm nổi bật của nền tảng Wix.
– Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Wix hiện tại hỗ trợ khách hàng thông qua email trong khi Shopify cung cấp dịch vụ hỗ trợ qua email, điện thoại và diễn đàn.
Qua bài so sánh Shopify và Wix bạn đọc có thể thấy rõ rằng đây là 2 nền tảng hỗ trợ đắc lực trong hoạt động thương mại điện tử. Tùy thuộc vào nhu cầu của từng người để lựa chọn nền tảng phù hợp với mình.