Đợt dịch COVID-19 bùng nổ vào năm 2021 là lần thứ 4 dịch COVID bùng nổ trở lại tại Việt Nam. Vậy thói quen thanh toán của người dân thay đổi như thế nào trong đợt dịch này? Hãy cùng tìm hiểu.
Chịu tác động từ kinh tế suy giảm
Theo số liệu từ Báo cáo “Ứng dụng di động năm 2021 tại Việt Nam”, năm 2020 không phải năm khởi sắc của thị trường thanh toán điện tử do chịu ảnh hưởng từ sự suy giảm sức mua của người dân và xu hướng giảm chung của thị trường.
Quy mô thị trường năm 2020 đạt 11,607 triệu USD, chỉ tăng khoảng 5% so với năm 2019 (11,074 triệu USD). Tuy nhiên nhờ công tác chống dịch của chính phủ và kì vọng về sự phục hồi sau đại dịch nên nhiều dự báo đã cho rằng năm 2021 sẽ là năm phục hồi về quy mô thị trường thanh toán điện tử.
Lượng người dùng ví điện tử không thay đổi quá nhiều
2 đợt dịch trong năm nay, 1 đợt diễn ra vào đúng Tết Nguyên Đán và đợt dịch vẫn đang diễn ra cùng với việc chưa tiêm chủng toàn dân khiến cho sự phục hồi của nền kinh tế chậm lại.
Số lượt lượng tải của 3 ví điện tử lớn thấp hơn so với cùng kì năm ngoái. Đồng thời không có sự tăng trưởng mạnh như khi bùng nổ các đợt dịch trước đây. Cho dù đợt dịch này được đánh giá là lớn hơn khi cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh diễn ra phức tạp và phải dãn cách xã hội nhưng gần như không gây ra ảnh hưởng lớn tới các ví điện tử.
Nguyên nhân có thể đến từ việc người dân ở các thành phố lớn đã chuyển dịch thói quen mua sắm và thanh toán từ offline sang online từ các đợt dịch trước.
Hình thành dần thói quen thanh toán online
Do dãn cách nên hầu như các dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi, giải trí offline không thiết yếu đều phải đóng cửa nên dẫn tới sự thay đổi thói quen và nhu cầu sử dụng của người dùng.
Các dịch vụ online lên ngôi, từ giải trí như xem phim, chơi game, mua sắm online cho tới các dịch vụ ship đồ ăn uống, đi chợ hộ,… Tất cả đều là các dịch vụ nhằm đảm bảo việc giảm thiểu tiếp xúc. Đây cũng là tác động khiến người dùng chuyển dần thói quen thanh toán từ trực tiếp (COD) qua các kênh online.
Cùng với đó các dịch vụ cổng thanh toán, ví điện tử cũng nắm bắt cơ hội, tạo ra rất nhiều các chương trình giảm giá khi thanh toán online khiến cho tỷ lệ thanh toán hình thức này tăng cao. Đặc biệt là các chính sách của Chính phủ khi cho phép các ngân hàng mở tải khoản online eKYC giúp cho việc dễ dàng tiếp cận và mở rộng khách hàng có tài khoản ngân hàng hơn.
Các tác động này hình thành dần thói quen cho khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến và tạo nên xu hướng thanh toán cho thị trường thương mại điện tử.
Trên đây là bài viết về thực tế sử dụng các phương thức thanh toán của người dân trong đợt dịch COVID-19 thứ tư. Hy vọng rằng thông tin trên hữu ích với bạn đọc.Theo dõi AppotaPay để có thêm nhiều thông tin về thị trường ngay hôm nay.