Chợ 4.0 là gì và ứng dụng trong đời sống hiện đại

Thời gian gần đây đang nổi lên cụm từ “chợ 4.0” trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến. Thực chất mô hình chợ 4.0 là gì, nó có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay bên dưới đây nhé. 

Chợ 4.0 là gì?

Chợ 4.0 hay chợ công nghệ là hình thức chợ mới ứng dụng công nghệ thông minh vào hoạt động đi chợ thường ngày. Người dân có thể thanh toán trực tuyến bằng nhiều hình thức khác nhau mà không cần phải dùng tới tiền mặt như trước đây. 

Chợ 4.0 là gì và ứng dụng trong đời sống hiện đại 1

Với mô hình Chợ 4.0, tiểu thương và người dân có thể mua bán hàng hóa ở chợ bằng cách quét mã QR, chuyển tiền qua số điện thoại trên ứng dụng nhanh chóng, thuận tiện. 

Điều này có nghĩa là người dân có thể thoải mái mua sắm mà không cần mang theo tiền mặt bên người, không sợ làm rơi tiền hoặc bị mất cắp. Mọi thứ trở nên đơn giản hơn rất nhiều chỉ với một chiếc điện thoại thông minh. 

Còn với tiểu thương – người bán, họ cũng chỉ cần đăng ký tạo mã QR code, in ra, phóng to để khách hàng quét thanh toán không dùng tiền mặt.

Ứng dụng mô hình chợ 4.0 vào đời sống 

Chợ 4.0 là một trong những hoạt động nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh mua bán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng tại các chợ trực thuộc Sở Công Thương quản lý.

Bắt đầu từ cuối năm 2022, mô hình chợ 4.0 đã được thí điểm tại nhiều tỉnh thành khác nhau trải dài từ Bắc vào Nam:

– Bắc Kạn: thí điểm triển khai mô hình Chợ 4.0 tại 12 chợ trên địa bàn, trong đó thành phố Bắc Kạn có 4 chợ và một số khu vực kinh doanh; 7 huyện còn lại mỗi huyện có 1 chợ.

– Sơn La: mô hình Chợ 4.0 tại chợ trung tâm thành phố và 7/11 chợ được UBND thành phố phối hợp với Viettel & VNPT Sơn La được triển khai đã mang lại nhiều lợi ích cho tiểu thương và người mua.

– Thái Nguyên: mô hình Chợ 4.0 được triển khai tại Chợ trung tâm Đại Từ nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh mua bán và thanh toán không dùng tiền mặt.

– Quảng Ninh: ứng dụng mô hình tại 2 chợ Hạ Long I và Hạ Long II cho các hoạt động mua sắm, phí dịch vụ, không dùng tiền mặt.

– Đà Nẵng: từ tháng 4/2022 đã có hơn 1.000 tiểu thương tại 3 chợ (chợ Cồn, chợ Hàn và chợ Đống Đa) kết nối với 37 ngân hàng và các ví điện tử.

Chợ 4.0 là gì và ứng dụng trong đời sống hiện đại 2

– Hậu Giang, hoạt động triển khai thanh toán không dùng tiền mặt được quan tâm thực hiện bằng nhiều giải pháp, nổi bật là việc triển khai mô hình Chợ 4.0.

– Kiên Giang: ủy ban Nhân dân thành phố Rạch Giá triển khai mô hình Chợ 4.0 tại Trung tâm Thương mại Rạch Giá và các chợ trên địa bàn thành phố.

Hiệu quả mô hình chợ 4.0 như thế nào?

Nhờ vào kế hoạch chợ 4.0 của Trung ương và sự triển khai tích cực của các địa phương mà số tiểu thương, hộ kinh doanh tích cực ứng dụng công nghệ thanh toán không tiền mặt ngày càng tăng lên. Khắp nơi đều có mã QR code, từ thành phố đông đúc đến các vùng nông thôn kém phát triển. Nói cách khác, chương trình chuyển đổi số đã diễn ra đồng bộ và hiệu đạt được hiệu quả cao. 

Ông Lê Thế Bân (kinh doanh tại chợ Trung tâm Đại Từ) cho biết:  mỗi tiểu thương được hướng dẫn tạo một mã QR. Người mua hàng chỉ cần chọn sản phẩm, sau đó dùng điện thoại thông minh quét mã để thanh toán thay cho phương thức sử dụng tiền mặt như trước đây. Sau một thời gian thanh toán theo phương thức này, các tiểu thương ở chợ thấy rất thuận lợi. Nếu như trước đây, hàng ngày phải đổi vài trăm nghìn tiền lẻ để trả lại cho khách, bây giờ không cần nữa, sản phẩm trị giá bao nhiêu tiền người mua hàng sẽ chuyển thẳng vào tài khoản.

Chị Hoàng Phương Mây (thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ) chia sẻ, chị đã dùng phương thức thanh toán bằng điện thoại khi mua hàng tại chợ hơn 2 tháng nay và thấy rất thuận tiện. Giờ đi ra ngoài, chị hay cầm điện thoại hơn là cầm tiền mặt, lúc quên tiền cũng có thể thanh toán bằng điện thoại rất tiện lợi.

Chị Nguyễn Thị Hiên, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn cho biết: Khoảng 2 tháng nay, tôi đi chợ mà không cần mang theo tiền mặt. Những cửa hàng tôi hay mua sắm tại chợ như: quầy rau, thịt, tạp hóa, quần áo… đều đã thực hiện số hóa trong thanh toán. Sau khi lựa chọn hàng hóa, tôi chỉ cần sử dụng điện thoại quét mã QR tại cửa hàng để thanh toán rất nhanh gọn, tiện dụng. Giờ đây khi đi chợ tôi chỉ cần mang theo chiếc điện thoại thông minh là đủ.

Chợ 4.0 đã góp phần thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh mua bán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng. Đồng thời còn tạo điều kiện cho người dân có thể tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại. Từ đó hình thành thói quen thanh toán không dùng tiền mặt, từng bước đưa phương thức thanh toán số trở thành công cụ thanh toán chủ yếu trong mua bán hàng hóa.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here