Cấu trúc vận hành sàn thương mại điện tử bao gồm những gì?

Vận hành sàn thương mại điện tử một cách trơn tru & hiệu quả là mục tiêu của rất nhiều người đứng trên cương vị quản lý sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên quy trình vận hành không hề đơn giản trong một sớm một chiều. Nó là sự tổng hợp và phối hợp nhịp nhàng của rất nhiều khâu, các bộ phận với nhau. Để hiểu rõ hơn cấu trúc vận hành của sàn thương mại điện tử như thế nào, mời các bạn cùng tham khảo bài viết bên dưới đây.

Theo định nghĩa của Investopedia, thương mại điện tử (tiếng Anh: Electronic Commerce (EC), viết là e-Commerce hoặc eCommerce) là một mô hình kinh doanh cho phép các công ty và cá nhân thực hiện việc kinh doanh qua các mạng điện tử, đặc biệt là Internet. Một giao dịch online thường sẽ được xử lý trong khoảng 15-20 giây dưới sự hỗ trợ của hệ thống xử lý thanh toán đặt hàng, giúp cho khách hàng có thể mua sắm nhanh chóng và tiện lợi nhất.

Cấu trúc vận hành sàn thương mại điện tử bao gồm những gì?1

Có thể kể đến 5 mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay:

– B2B (Business To Business): Doanh nghiệp với doanh nghiệp
– B2C (Business To Consumer): Doanh nghiệp với người tiêu dùng
– C2C (Consumer To Consumer): Người tiêu dùng với người tiêu dùng
– C2B (Consumer To Business hay C2B): Người tiêu dùng với doanh nghiệp
– B2B2C: Doanh nghiệp với doanh nghiệp với người tiêu dùng

Xem thêm: Kinh doanh thương mại điện tử và 5 mô hình phổ biến nhất

Tiếp theo chúng ta sẽ cùng đi sâu vào tìm hiểu cấu trúc vận hành thương mại điện tử như thế nào, từ đó lập kế hoạch, điều chỉnh hoặc can thiệp vào từng phần, từng bộ phận…

Website thương mại điện tử

Website là một phần quan trọng không thể thiếu trong thương mại điện tử. Tất cả những gì được thể hiện trên web cũng chính là những gì khách hàng nhìn thấy. Do vậy, website cần phải đẹp, thân thiện, thu hút, dễ thao tác…

Website thương mại điện tử bao gồm:

– Trang chủ
– Danh sách sản phẩm
– Chi tiết sản phẩm
– Đăng ký/Đăng nhập
– Thông tin tài khoản
– Giỏ hàng
– Thanh toán
– Danh sách bài viết
– Chi tiết bài viết
– Trang kết quả tìm kiếm
– Các trang nội dung khác: Contact, About Us, Policy…

Hệ thống vận hành sàn thương mại điện tử

Trên sàn thương mại điện tử sẽ cho phép nhiều người bán là các doanh nghiệp/hộ kinh doanh cá nhân đăng ký mở gian hàng (có thể là miễn phí hoặc trả phí). Nhưng chắc chắn họ sẽ phải trả một khoản phí hàng tháng/chiết khấu sản phẩm để sàn thương mại điện tử có thể duy trì hoạt động. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ đề cập đến khía cạnh của đơn vị/tổ chức đảm nhận vai trò vận hành sàn thương mại điện tử.

Cấu trúc vận hành sàn thương mại điện tử bao gồm những gì?2

+ Products – Sản phẩm
+ Orders – Đơn hàng
+ Customers – Khách hàng
+ Report/Analysis – Báo cáo/Phân tích
+ Payment method – Phương thức thanh toán
+ Shipping method – Phương thức vận chuyển
+ Store locations – Địa chỉ cửa hàng
+ Web builder – Xây dựng nội dung web

Sản phẩm

  • Merchants (người bán) tiến hành nhập hàng & kiểm hàng trong kho để biết số lượng hàng còn lại là bao nhiêu, từ đó lên kế hoạch bán hay ngừng hay nhập thêm hàng.
  • Thêm sản phẩm vào kho: Sản phẩm bao gồm các thông tin như tên sản phẩm, ảnh sản phẩm, giá, mã sản phẩm, số lượng, nhà cung cấp, mô tả ngắn, nội dung mô tả chi tiết…

Đơn hàng

Khi khách hàng kết thúc quá trình thanh toán thì đơn hàng sẽ được thêm vào. Và nhiệm vụ tiếp theo của hệ thống chính là quản lý đơn hàng. Trong một đơn hàng sẽ bao gồm các thông tin như:

– Thông tin đầy đủ của khách hàng: tên, liên lạc, địa chỉ nhận hàng…
– Danh sách sản phẩm đã order và giá
– Giá vận chuyển
– Áp dụng chương trình khuyến mãi: có/không
– Hình thức thanh toán
– Trạng thái đơn hàng

Cấu trúc vận hành sàn thương mại điện tử bao gồm những gì?3

Trong đó, cần phải chú ý đến phần “trạng thái đơn hàng”. Hệ thống phải phân chia theo logic hợp lý để Merchant có thể tracking theo dõi tình trạng hiện tại của đơn hàng như thế nào.

Thông tin khách hàng

Lưu trữ dữ liệu, thông tin khách hàng (họ tên, ngày sinh, thông tin liên lạc, địa chỉ, tổng đơn hàng..) giúp bạn biết ai đã từng mua, ai là khách hàng tiềm năng. Tất cả những data này nhằm phục vụ cho hoạt động Marketing nên Merchant cần phải lưu trữ cẩn thận.

Báo cáo/phân tích

Báo cáo và phân tích là công đoạn không thể thiếu trong kinh doanh đặc biệt là thương mại điện tử. Người bán cần báo cáo, cập nhật doanh thu, số lượng khách hàng mới, top sản phẩm bán chạy, tỉ lệ chuyển đổi, hàng hóa nhập, giá trị trung bình của một đơn hàng, nhóm khách hàng theo khu vực… theo thời gian. Từ đó đưa ra đánh giá, phương án điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình.

Phương thức thanh toán

Phương thức thanh toán là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động thương mại điện tử. Khi mà thanh toán không sử dụng tiền mặt đang lên ngôi kể từ trong đại dịch Covid thì chắc chắn sàn/website của bạn phải được tích hợp cổng thanh toán điện tử hoặc liên kết với bên thứ 3 nhằm hỗ trợ thanh toán online trong tích tắc.

Cổng thanh toán AppotaPay là giải pháp thanh toán toàn diện, giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu, tiếp cận thị trường quốc tế dễ dàng nhất, với ưu điểm:

– Đa dạng thanh toán nội địa & quốc tế

– Tích hợp tiện lợi qua website, ứng dụng di động

– Xử lý 350.000 giao dịch/phút

Hệ thống quản lý thân thiện, rõ ràng giúp doanh nghiệp dễ dàng vận hành và đối soát

– Support 24/7, hỗ trợ kịp thời các sự cố kỹ thuật

Cấu trúc vận hành sàn thương mại điện tử bao gồm những gì?4

AppotaPay tự hào đã mang giải pháp Cổng thanh toán tới hơn 500 doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước như Momo, Techcombank, Bigo, TikTok, VNPay, VinID,… Với tiêu chí AN TOÀN – TIỆN LỢI – TỐI ƯU, AppotaPay cam kết mang đến những giải pháp công nghệ mới, dẫn đầu xu hướng “thanh toán không tiền mặt”, phù hợp với cả khách hàng B2B và B2C.

LIÊN HỆ TƯ VẤN qua hotline 0907788363 hoặc ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG ngay hôm nay!

Phương thức vận chuyển

Không kém gì phương thức thanh toán, phương thức vận chuyển rất cần thiết trong thương mại điện tử. Thông thường Merchant sẽ ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển từ A-Z, hoặc nếu có đội ngũ shipper in-house của mình thì sẽ quản lý bằng cách khác.

Địa chỉ cửa hàng

Nếu bạn có nhiều cửa hàng/chi nhánh thì nên cập nhật địa chỉ và chọn đâu là kho hàng chính sẽ giúp cho các đơn vị vận chuyển dễ dàng xác định địa điểm lấy hàng, mặt khác nhà cung cấp cũng biết địa chỉ giao hàng chính xác.

Web builder

Web builder là sợi dây kết nối phần front-end (website) và phần back-end (bộ máy tổ chức), thực hiện mọi công việc liên quan đến thay đổi cách thức hiển thị nội dung của website như thay banner, thay đổi mô tả & số lượng sản phẩm, thay đổi danh sách khuyến mãi… và thiết kế & tùy chỉnh website theo ý của người bán. Công cụ này sẽ lấy dữ liệu mà merchant đã thêm vào backend để hiển thị frontend, sắp xếp sao cho đẹp, thân thiện nhất.

Phần kết: 

Thương mại điện tử không ngừng thay đổi và phát triển từng ngày nên trách nhiệm của người chịu trách nhiệm vận hành sàn thương mại điện tử ngày càng nặng hơn. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích nhiều cho bạn đọc.