Thương mại điện tử B2B và tất cả những điều bạn cần biết

Cùng với mô hình B2C, mô hình thương mại điện tử B2B là nền tảng kiến thức vô cùng quan trọng mà các chủ doanh nghiệp cũng như các Maketer phải nắm rõ trước khi bắt tay vào hoạt động kinh doanh. Do vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất về B2B trong bài viết bên dưới đây.

Thương mại điện tử B2B là gì?

Mô hình thương mại điện tử B2B (tên tiếng Anh: Business to Business) là hình thức kinh doanh online giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Tức là ở trong mô hình này, khách hàng là doanh nghiệp và người bán cũng là doanh nghiệp, có thể là giữa nhà sản xuất và nhà bán buôn hoặc nhà bán buôn và nhà bán lẻ. Thêm vào đó là họ trao đổi, giao dịch với nhau thông qua cổng bán hàng trực tuyến.

Thương mại điện tử B2B và tất cả những điều bạn cần biết 1

Có thể kể đến Tiki, Shopee, Lazada, Sendo…. là một trong số các trang thương mại điện tử B2B ở Việt Nam nổi tiếng và được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Trên thế giới có Alibaba, EC21, Exportersindia, Tradekey, Taobao, Amazon, Ebay….

>>> Qua đây chúng ta có thể thấy rõ đối tượng tham gia thương mại B2B đều là doanh nghiệp, không có sự tham gia của người tiêu dùng cuối và được thực hiện hoàn toàn qua hình thức trực tuyến.

Trong đại dịch COVID 19, các doanh nghiệp SMEs (vừa và nhỏ) đã hoang mang lo lắng rằng không biết mô hình B2B có thể phát triển được nữa hay không. Và câu trả lời đó chính là B2B đã tồn tại lâu đời, là phần không thể thiếu được trong chuỗi thương mại điện tử. Đồng thời mô hình này cũng tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong tương lại.

Các mô hình của thương mại điện tử B2B

B2B có 3 mô hình chủ yếu là mô hình bán buôn, mô hình sản xuất và mô hình nhà phân phối.

Thương mại điện tử B2B và tất cả những điều bạn cần biết 2

Mô hình bán buôn (Wholesale)

Là mô hình trong đó doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến với số lượng hàng hóa rất lớn và phân phối cho các doanh nghiệp khác.

Mô hình nhà sản xuất (Manufacturers)

Thường thì các nhà sản xuất sẽ bán lại hàng hóa cho các nhà bán buôn lớn hoặc cũng có thể là các nhà bán lẻ.

Mô hình nhà phân phối (Distributor)

Nhà phân phối là trung gian của các nhà bán buôn và nhà cung cấp hoặc cũng có thể là các nhà bán buôn và kinh doanh lẻ.

Ưu nhược điểm của thương mại điện tử B2B

Đối với doanh nghiệp, B2B không đơn thuần chỉ là một mô hình kinh doanh thương mại điện tử mà nó còn mang lại rất nhiều ưu điểm rõ rệt.

Tối ưu chi phí hoạt động: Tiết kiệm các khoản thuê nhân viên, văn phòng, trang thiết bị…

Dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận khách hàng thông qua các kênh Maketing trực tuyến như SEO, Social, Landing page…

Quản lý thông tin hiệu quả thông qua các công cụ, phần mềm hỗ trợ quản lý doanh nghiệp như phần mềm bán hàng, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý kho…..

Nâng cao trải nghiệm của khách hàng nhằm mang tới những trải nghiệm mua sắm liền mạch, nhanh chóng và tiện lợi.

Tuy nhiên các doanh nghiệp sử dụng mô hình B2B sẽ gặp phải một số khó khăn liên quan đến chi phí xây dựng & duy trì nền tảng/website tương đối lớn. Thêm vào đó thì doanh nghiệp cũng gặp trở ngại khi đưa ra quyết định mua hàng bởi mọi thứ đều tiến hành qua Internet mà không có sự trải nghiệm trực tiếp.

Thương mại điện tử B2B và tất cả những điều bạn cần biết 3

Phần kết:

Thông qua bài viết trên đây, chúng tôi hi vọng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng như những người làm công việc liên quan đến Marketing có thêm góc nhìn tổng quan nhất về mô hình thương mại điện tử B2B, căn cứ vào đó để đưa ra chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu phù hợp nhất.