Hoạt động trao đổi hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ… giữa các doanh nghiệp hoặc quốc gia với nhau được xem như là trụ cột của nền kinh tế quốc gia và được gọi chung là thương mại. Trong thương mại lại được chia thành thương mại truyền thống và thương mại điện tử. Do vậy, nếu bạn muốn phát triển hoạt động kinh doanh thì bạn phải hiểu rõ thương mại truyền thống là gì? Nó có gì khác so với thương mại điện tử?
Từ khi con người biết trao đổi hàng hóa thông thương thì thương mại cũng bắt đầu manh nha, trải qua nhiều thời kỳ phát triển, hoạt động thương mại giữa các vùng miền, các quốc gia với nhau ngày càng rõ rệt.
Contents
Thương mại truyền thống là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì thương mại là hoạt động mua & bán hàng hóa và dịch vụ bằng tiền mặt, hiện vật và công cụ hỗ trợ trao đổi giữa các bên như ngân hàng, bảo hiểm, quảng cáo, vận tải, đóng gói, vận chuyển…. mà không cần đến Internet. Điều này có nghĩa là hình thức này gắn liền với hình thức thanh toán truyền thống bằng tiền mặt là chủ yếu.
Vậy thì thương mại truyền thống phù hợp với lĩnh vực nào? Chúng tôi nghĩ rằng nó phù hợp với mọi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Nhưng với sự phát triển của xã hội, sự thay đổi trong nhu cầu của người dùng thì thị trường sẽ ưu tiên thanh toán online hơn.
Thương mại điện tử là gì?
Trái lại, thương mại điện tử (TMĐT) là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ, thông tin giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng qua mạng điện tử Internet hay còn gọi là mạng xã hội trực tuyến. Tức là tất cả các hoạt động như mua, bán, đặt hàng, thanh toán đều được thực hiện qua Internet, nếu không có Interner thì không thể thực hiện. Lẽ dĩ nhiên thương mại điện tử đi liền với thanh toán điện tử, cùng hỗ trợ nhau phát triển trong thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ.
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn thì chúng tôi sẽ lấy ví dụ về thương mại điện tử và thương mại truyền thống như sau:
Trước đây khoảng những năm 2000, bạn sẽ phải đến các siêu thị mua đồ ăn, đồ gia dụng, quần áo… và chi trả bằng tiền mặt là chủ yếu chứ không dùng thanh toán chuyển khoản hay quẹt thẻ. Nếu bạn mua quá nhiều đồ và không thể mang về hết thì siêu thị sẽ hỗ trợ vận chuyển về tận nhà cho bạn >>> thương mại truyền thống.
Trong khi đó với phương thức đặt và mua đồ ăn online trên ứng dụng Foody, mua đồ điện tử trên Thế giới di động, mua sách trên Tiki, mua sắm đồ gia dụng trên Shoppe…. ban sẽ thanh toán qua cổng thanh toán, ví điện tử, Internet Banking, chuyển khoản, quét QR code… và được vận chuyển về đến tận cửa nhà. Khác hẳn so với hình thức truyền thống phải không nào? >>> thương mại điện tử.
Sự khác nhau giữa thương mại truyền thống và thương mại điện tử
Ngoài điểm mấu chốt để phân biệt giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống là Internet thì giữa chúng còn có một số yếu tố khác sẽ giúp chúng ta định hình rõ ràng.
Bản chất hoạt động
Nếu như thương mại truyền thống giới hạn mua sắm hàng hóa trong một khu vực cụ thể, khi khách hàng có nhu cầu sẽ đến trực tiếp cửa hàng để tìm kiếm sản phẩm thì thương mại điện tử lại khác biệt đôi chút. Việc mua bán trao đổi không bị giới hạn về không gian, thời gian hay vị trí địa lý chỉ cần có kết nối Internet.
Thời điểm hoạt động
Thời gian hoạt động của 2 phương thức này trái ngược nhau: TM truyền thống phụ thuộc vào thời gian hoạt động của cửa hàng còn TMĐT linh hoạt hơn, có thể thực hiện liên tục 24/24 kể cả ngày nghỉ lễ tết.
Nền tảng
Không có một nền tảng tương tác nào thống nhất để đôi bên tiến hành trao đổi thông tin sản phẩm. Trong khi đó TMĐT có nền tảng rõ ràng để tương tác qua lại với người mua hàng, giúp người mua dễ dàng tiếp cận với sản phẩm và đưa ra quyết định.
Tính tương tác
Ở phương thức thương mại truyền thống, đôi bên sẽ tiếp xúc và tương tác trực tiếp, mặt đối mặt trao đổi với nhau. Còn trên TMĐT, người mua & người bán sẽ tương tác qua các công cụ hoặc nền tảng hỗ trợ trên Internet.
Khả năng thanh toán
Rõ ràng là thương mại cũ sử dụng phương thức thanh toán chủ yếu là tiền mặt, thời gian thanh toán cũng chậm hơn. Ngược lại, thương mại điện tử sẽ thanh toán qua quẹt thẻ, cổng thanh toán, ví điện tử, Internet Banking, chuyển khoản, QR Pay… một cách nhanh chóng.
Phần kết:
Tóm lại thì bạn có thể thấy rằng thương mại truyền thống có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Hơn nữa, thương mại truyền thống còn là tiền đề thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. Dù rằng hiện nay hình thức này đã không còn chiếm ưu thế trên thị trường nhưng không thể phủ nhận sức ảnh hưởng tích cực của nó đến nền kinh tế xã hội.
AppotaPay là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ kết nối thanh toán số như cổng thanh toán, ví điện tử, dịch vụ thu hộ chi hộ, dịch vụ Top-up, dịch vụ Charging. Với phương châm Đơn giản, Tiết kiệm, An toàn & Thuận tiện, chắc chắn chúng tôi sẽ mang đến cho Quý doanh nghiệp giải pháp thanh toán tốt nhất trên thị trường.
Mời bạn tìm hiểu thêm tại website: https://appotapay.com/vi