Với những người mới bắt đầu tìm hiểu về thương mại điện tử, đa phần thường quan tâm đến đặc điểm và các website thương mại điện tử nhiều hơn là ví dụ về lợi ích của thương mại điện tử đối với xã hội, doanh nghiệp, người tiêu dùng.
Thương mại điện tử (E-commerce, viết tắt là EC) trở thành một phần không thể thiếu trong xã hội hiện đại công nghệ 4.0 hiện nay. Thương mại điện tử càng phát triển chứng tỏ nền kinh tế đó có tốc độ phát triển tốt kéo theo các ngành nghề dịch vụ khác cùng phát triển.
Một số mô hình thương mại điện tử phổ biến
- B2C: Là mô hình mà ở đó doanh nghiệp bán cho người tiêu dùng cá nhân (người dùng cuối). Đây cũng là mô hình phổ biến nhất và đa dạng nhất.
- B2B: Mô hình doanh nghiệp bán cho các doanh nghiệp khác.
- C2B: Mô hình người tiêu dùng tạo ra giá trị và bán cho doanh nghiệp,cho phép khách hàng bán cho các công ty khác.
- C2C: Mô hình người tiêu dùng bán cho người tiêu dùng khác. Mô hình này tạo ra thị trường trực tuyến để kết nối người tiêu dùng với nhau.
- B2G: Mô hình doanh nghiệp bán cho chính phủ hoặc cơ quan chính phủ.
- C2G: Mô hình người tiêu dùng bán cho chính phủ hoặc cơ quan chính phủ.
- G2B: Mô hình Chính phủ hoặc cơ quan chính phủ bán cho các doanh nghiệp.
- G2C: Mô hình Chính phủ hoặc cơ quan chính phủ bán cho người tiêu dùng.
Tìm hiểu những lợi ích của thương mại điện tử
Tiếp theo hãy xem lợi ích mà thương mại điện tử mang lại cho cả 3 nhóm đối tượng là người tiêu dùng, doanh nghiệp và xã hội.
Đối với doanh nghiệp
- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng phạm vi kinh doanh, quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng và đối tác.
- Tiết kiệm chi phí lên đến 10% so với việc thuê cửa hàng, nhân công, vận hành website hàng tháng.
Xem thêm: Với doanh nghiệp: Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử là gì?
Đối với người tiêu dùng
- Tiết kiệm thời gian. Giờ đây bạn có thể chọn được bất kỳ món hàng nào ngay tại nhà chỉ với chiếc điện thoại, máy tính có kết nối Internet.
- Thoải mái lựa chọn các mặt hàng, so sánh giá cả, chất lượng giữa các thương hiệu với nhau.
- Thanh toán nhanh chóng, đơn giản, đa dạng bằng nhiều hình thức khác nhau như: Ví điện tử, cổng thanh toán, Internet banking, mã QR Pay…
Đối với xã hội
- Tạo ra phương thức kinh doanh và làm việc mới hiện đại, phù hợp hơn với xu thế thị trường đang phát triển mạnh trong thời đại công nghệ 4.0.
- Góp phần lớn vào việc thúc đẩy xu hướng thanh toán không sử dụng tiền mặt tại Việt Nam.
- Tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp cạnh tranh, nâng cao vị thế của mình trên thị trường và có được niềm tin của người tiêu dùng. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế.
Có thể nói rằng lợi ích của website thương mại điện tử nói riêng cũng như ngành thương mại điện tử nói chung mang lại cho cả 3 đối tượng bao gồm doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội là không hề nhỏ.
Ví dụ về lợi ích của thương mại điện tử
Các trang thương mại điện tử mọc lên ngày càng nhiều, cung cấp các dịch vụ & sản phẩm đa dạng ở mọi ngành nghề khác nhau, thực hiện nhiều hoạt động như quảng cáo, mua bán, thu hút khách hàng…. Có thể kể đến Shopee, Tiki, Lazada, Sendo, Thế Giới Di Động, FPTShop…. là những sàn thương mại điện tử nổi nhất ở Việt Nam hiện nay.
Trong đây chúng tôi sẽ chọn ra 1 thương hiệu làm ví dụ và lý giải một cách đơn giản nhất để bạn đọc có thể hiểu rõ.
Shopee – một trong số những sàn thương mại điện tử được ưa chuộng nhất hiện nay cùng với Tiki, Lazada, Sendo, Thế giới di động….. Bạn có thể tất cả mọi thứ như nhà cửa, đồ điện gia dụng, thiết bị số, sức khỏe, làm đẹp, thể thao, mẹ và bé, đồ chơi dã ngoại…. với nhiều mức giá khác nhau tùy theo nhu cầu.
Vậy thì những hoạt động này của Shopee mang lại lợi ích gì cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và xã hội?
Đối với người kinh doanh bao gồm cả các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân…. sở hữu sản phẩm dịch vụ muốn bán được hàng, tiếp cận khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường mà không cần đầu tư website thương mại điện tử thì có thể đăng ký với Shopee để bán hàng online ngay trên đây, bất kể mặt hàng gì. Nhờ đó sẽ tiết kiệm chi phí và thời gian mà còn tối ưu hóa lợi nhuận.
Đồng thời Shopee cũng mang lại lợi ích cho người mua. Bởi vì họ có thể đặt mua trực tuyến mọi mặt hàng trên website này mà không phải trực tiếp đến tận các cửa hàng. Ví dụ, bạn muốn mua đồ cho trẻ sơ sinh đủ các loại như quần áo, tất tay, tất chân, mũ giày…. thì bạn có thể lên Shopee tìm kiếm, chọn lựa sau đó đặt mua và thanh toán. Shopee sẽ vận chuyển đến tận nơi cho bạn.
Sàn thương mại điện tử Shopee cùng với chuyển đổi số và các hình thức thanh toán điện tử đang thúc đẩy xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng…. Tóm lại thì đối với xã hội, thương mại điện tử góp phần hiện thực hóa mục tiêu của Chính phủ tại Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế; Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công; Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 – 2025.
Cổng thanh toán AppotaPay là giải pháp thanh toán toàn diện, giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu, tiếp cận thị trường quốc tế dễ dàng nhất, với ưu điểm:
-
- Đa dạng thanh toán nội địa & quốc tế
- Tích hợp tiện lợi qua website, ứng dụng di động
- Xử lý 350.000 giao dịch/phút
- Hệ thống quản lý thân thiện, rõ ràng giúp doanh nghiệp dễ dàng vận hành và đối soát
- Support 24/7, hỗ trợ kịp thời các sự cố kỹ thuật
AppotaPay tự hào đã mang giải pháp Cổng thanh toán tới hơn 500 doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước như Momo, Techcombank, Bigo, TikTok, VNPay, VinID,… Với tiêu chí AN TOÀN – TIỆN LỢI – TỐI ƯU, AppotaPay cam kết mang đến những giải pháp công nghệ mới, dẫn đầu xu hướng “thanh toán không tiền mặt”, phù hợp với cả khách hàng B2B và B2C.
Bạn kinh doanh, chúng tôi nhận thanh toán. Cổng thanh toán là tất cả những gì bạn cần để tăng trưởng doanh thu!
LIÊN HỆ TƯ VẤN qua hotline 0907788363 hoặc ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG ngay hôm nay!