Thanh toán điện tử có những mặt hạn chế nào?

Thanh toán điện tử với những ưu điểm như đơn giản, nhanh chóng, tiện lợi, an toàn… đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của con người nói riêng và xã hội hiện đại nói chung. Nhưng liệu hình thức này có hoàn hảo như chúng ta nghĩ? Chắc chắn là không. Nó cũng tồn tại những mặt hạn chế, phải đi sâu tìm hiểu thì mới có thể thấy rõ.

Thanh toán điện tử là hình thức thanh toán trực tuyến trên mạng Internet thông qua một số thao tác đơn giản giúp người dùng có thể  chuyển, nhận, nạp hay rút tiền nhanh chóng mà không cần sử dụng tiền mặt. Đây là hình thức thanh toán khá phổ biến trên thế giới và cũng đang rất phát triển tại Việt Nam. 

Hạn chế của thanh toán điện tử là gì?

Mặc dù được nhận định là 1 trong 4 trụ cột quan trọng nhất của thương mại điện tử nhưng thanh toán trực tuyến vẫn tồn tại một số mặt hạn chế nhất định: 

  • Rủi ro giả mạo và rủi ro kỹ thuật: Hiện nay, tình trạng lừa đảo dụ dỗ người chuyển tiền bất hợp pháp và rủi ro về hacker ngày càng tinh vi. Bởi vậy, rủi ro tiềm ẩn đối với ngân hàng và khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán online vẫn hiện hữu.

Thanh toán điện tử có những mặt hạn chế nào? 1

  • Nguy cơ mất an toàn thông tin: Có thể do các yếu tố chủ quan như khách hàng chia sẻ thông tin cá nhân tài khoản, chuyển tiền từ các web không uy tín hay đưa điện thoại/máy tính có cài đặt ứng dụng cho người khác. Từ đó, tạo cơ hội cho kẻ xấu thực hiện các hành vi thanh toán online bất hợp pháp. 
  • Ngoài ra còn có những yếu tố khách quan khác, là rủi ro từ máy rút tiền, máy quẹt thẻ. Do vậy, người dùng nên cài đặt ứng dụng diệt virus cho máy tính/điện thoại sử dụng Internet banking và nâng cao cảnh giác với các đường link lạ.
  • Hành lang pháp lý về thương mại điện tử còn chưa cụ thể: Hiện nay, pháp luật chưa có những quy định rõ ràng về các rủi ro trong thanh toán điện tử. Chính sự không rõ ràng này đã khiến cho cả khách hàng và ngân hàng rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi có sự cố xảy ra.
  • Đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng để phát triển thương mại điện tử còn hạn chế: Để đảm bảo thanh toán trực tuyến hoàn toàn thì doanh nghiệp cần phải đầu tư lớn về hạ tầng công nghệ để đảm bảo tính bảo mật, sở hữu nhân lực hiểu biết về thương mại điện tử. 

Thanh toán điện tử có những mặt hạn chế nào?2

Nhưng hiện tại, rất ít doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện này nên việc phát triển thương mại điện tử còn nhiều khó khăn, xảy ra sự cố gián đoạn trong quá trình sử dụng dịch vụ như không thể thanh toán trực tuyến thẻ VISA được.

Xem thêm: So sánh thanh toán điện tử và thanh toán truyền thống

Thách thức của thanh toán điện tử tại Việt Nam

Trong giai đoạn 2022 – 2025, thanh toán điện tử tại Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số thách thức cần phải giải quyết như sau:

  • Môi trường pháp lý trong lĩnh vực thanh toán điện tử vẫn chưa hoàn thiện và đồng bộ. Trên thực tế, các chính sách về thanh toán điện tử ra đời chưa có đột phá đáng kể và chưa được luật hóa, nhiều quy định còn bất cập và chưa theo kịp sự phát triển của thị trường, nhiều dịch vụ thanh toán điện tử mới ra đời như: tiền ảo, tiền kỹ thuật số,… nhưng hành lang pháp lý chưa được thiết lập cụ thể. 
  • Thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ lớn và phổ biến ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Ngay cả trong các giao dịch thương mại điện tử thì thanh toán điện tử vẫn còn ở mức thấp, đa phần người dân thực hiện mua sắm bằng hình thức thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng – COD, chiếm khoảng 85 – 90% tổng số giao dịch. Nguyên nhân chính là do thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, tâm lý e ngại khi tiếp cận với công nghệ thanh toán mới, cũng như lo ngại về an ninh an toàn khi thực hiện mua sắm trực tuyến và chi phí khi sử dụng các phương thức thanh toán điện tử.

Thanh toán điện tử có những mặt hạn chế nào? 3

  • Thiếu sự liên kết giữa các ngân hàng, trung gian thanh toán và các công ty cung cấp giải pháp thanh toán điện tử. Hiện nay, các tổ chức tài chính gồm ngân hàng, trung gian thanh toán và các công ty cung cấp giải pháp thanh toán điện tử đều tự xây dựng hệ thống trang thiết bị thanh toán riêng tại một điểm chấp nhận thanh toán mà chưa có sự liên kết, phối hợp và chia sẻ hạ tầng thanh toán với nhau. Điều này, làm cho cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thanh toán điện tử vừa thừa nhưng lại vừa thiếu, vừa lãng phí nhưng lại không tận dụng được hạ tầng chung. 
  • Thiếu sự liên kết trên phạm vi rộng giữa các trung gian thanh toán với các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ. 
  • Gian lận và nguy cơ lừa đảo từ thanh toán điện tử đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá có thể là đích ngắm của giới tội phạm trong thời gian tới sau khi chúng đã hoạt động mạnh tại các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia.

Gần đây hình thức gọi điện lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của khách hàng ngày càng gia tăng nhưng vẫn chưa có cách nào ngăn chặn triệt để.  

Xem thêm: Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam năm 2023

Cổng thanh toán AppotaPay là giải pháp thanh toán toàn diện, giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu, tiếp cận thị trường quốc tế dễ dàng nhất, với ưu điểm:

  • Đa dạng thanh toán nội địa & quốc tế
  • Tích hợp tiện lợi qua website, ứng dụng di động
  • Xử lý 350.000 giao dịch/phút
  • Hệ thống quản lý thân thiện, rõ ràng giúp doanh nghiệp dễ dàng vận hành và đối soát
  • Support 24/7, hỗ trợ kịp thời các sự cố kỹ thuật

Thanh toán điện tử có những mặt hạn chế nào?4

AppotaPay tự hào đã mang giải pháp Cổng thanh toán tới hơn 500 doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước như Momo, Techcombank, Bigo, TikTok, VNPay, VinID,… Với tiêu chí AN TOÀN – TIỆN LỢI – TỐI ƯU, AppotaPay cam kết mang đến những giải pháp công nghệ mới, dẫn đầu xu hướng “thanh toán không tiền mặt”, phù hợp với cả khách hàng B2B và B2C.

Cổng thanh toán là tất cả những gì bạn cần để tăng trưởng doanh thu. LIÊN HỆ TƯ VẤN qua hotline 0907788363 hoặc ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG ngay hôm nay!

Nguồn bài: Tổng hợp 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here