Có thể nói rằng Shopee được xem là một trong số các sàn thương mại điện tử khổng lồ đứng top đầu tại Việt Nam hiện nay. Đằng sau sự thành công của thương hiệu sàn thương mại điện tử Shopee, chắc chắn sẽ còn rất nhiều điều mà bạn chưa hề biết đến. Hãy cùng chúng tôi khám phá thêm trong bài viết bên dưới đây nhé.
Contents
Lịch sử và phát triển của sàn thương mại điện tử Shopee
Shopee là sàn thương mại điện tử trực tuyến kết nối người bán và người mua và thu lợi nhuận từ đó. Shopee được thành lập từ năm 2015 tại Singapore, thuộc sở hữu của SEA Group dưới sự điều hành của tỷ phú Forrest Li.
Tính cho tới hiện tại, Shopee đang hoạt động ở 7 quốc gia Đông Nam Á là: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Đồng thời trở thành sàn thương mại điện tử có lượng truy cập lớn nhất khu vực với hơn 160 triệu tài khoản, trong đó có khoảng 6 triệu tài khoản bán hàng đang hoạt động (có 7.000 thương hiệu & nhà phân phối bán lẻ trên khắp thế giới).
Tại Việt Nam, Shopee chiếm được tình cảm của đại đa số người dùng nhờ vào nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, hàng hóa đa dạng…
Shopee Mall là gì?
Bạn đã từng nghe đến Shopee Mall? Vậy Shopee Mall là gì? Đích thị nó là những gian hàng được cam kết về chất lượng chính hãng trên Shoppe. Điều này có nghĩa là khi mua hàng trên đây, khách hàng sẽ được đảm bảo quyền lợi và chất lượng đúng như cam kết.
– Được hoàn trả 100% giá trị sản phẩm nếu phát hiện hàng giả/ nhái.
– Được yêu cầu trả hàng/ hoàn tiền trong vòng 7 ngày tính từ thời điểm nhận hàng
– Được hỗ trợ tối đa 30K phí vận chuyển cho đơn hàng từ 150K
– Ngoài ra còn được hưởng thêm nhiều ưu đãi khác như: Ưu tiên xem xét tham gia, được hỗ trợ Voucher, trợ giá trong các chương trình lớn của Shopee.
Tại sao bắt đầu từ năm 2017 Shopee lại cho ra mắt gian hàng Shopee Mall? Là do có quá nhiều mẫu sản phẩm hàng hóa được bày bán tràn lan, kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái… nên Shopee đã thông qua chính sách cam kết phân phối hàng chính hãng với biểu tượng gian hàng Shopee Mall.
Mô hình thương mại điện tử của Shopee?
Có thể thấy là hiện tại Shopee vẫn đang phát triển trên cả 3 nền tảng: C2C, B2C và B2B. Cụ thể:
– Từ 8/2016, bắt đầu gia nhập thị trường Việt Nam: Shopee kinh doanh theo mô hình C2C (Consumer to Consumer) đảm nhận vai trò là kênh trung gian giúp cá nhân và cá nhân mua bán, trao đổi hàng hóa với nhau. Nhờ vậy mà Shopee đã tạo nên mạng lưới bán hàng xuyên quốc gia rộng lớn.
– Tiếp đó, Shopee đã mở rộng thêm mô hình B2C (Business to Consumer) để trở thành trung tâm kết nối giữa doanh nghiệp với người mua hàng. Mô hình này được thể hiện rõ qua sự phát triển của Shopee Mall.
– B2B (Business to Business) tuy không phải là mô hình hoạt động chính thức được Shopee phát triển nhưng nó vẫn đang diễn ra dưới hình thức bán sỉ.
Sàn thương mại điện tử Shopee thu lợi nhuận như thế nào?
Sàn thương mại điện tử Shopee là cầu nối mua sắm trực tuyến thông minh, vận hành theo đúng quy trình nhờ hệ thống khổng lồ, chuyên nghiệp và bài bản. Vì thế họ cần phải thu lợi nhuận thì mới thể hoạt động lâu dài. Vậy Shopee kiếm tiền bằng cách nào?
Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và thương hiệu gọi chung là người bán. Nếu muốn tạo gian hàng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Shopee thì sẽ phải chịu một mức chiết khấu khoảng 1-2% đơn hàng thành công.
– 1% áp dụng cho đơn hàng thanh toán khi nhận hàng hoặc thanh toán bằng thẻ ATM nội địa
– 2% áp dụng với các đơn hàng thanh toán bằng thẻ tin dụng hoặc trả góp qua thẻ tín dụng.
Chính sách này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/04/2019.
Mức phí do Shopee đưa ra được đánh giá là khá phù hợp so với thị trường thương mại điện tử hàng triệu người dùng tiềm năng, giúp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng, bắt kịp xu hướng và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.
Có thể bạn muốn xem thêm:
Hướng dẫn cách thanh toán bằng thẻ tín dụng trên Shopee
Thông tin cần biết về cách thanh toán bằng thẻ tín dụng trên Shopee
Phần cuối:
Hi vọng là những thông tin thú vị trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về Shopee – sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam. Thông qua đó có thể áp dụng vào hoạt động kinh doanh và quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả nhất.