Bạn chưa biết gì về thẻ ghi nợ? Tại sao gọi là thẻ ghi nợ? Thẻ ghi nợ có chức năng gì? Bạn có nên sử dụng loại thẻ này hay không? Tất cả thăc mắc đó sẽ được chúng tôi giải đáp ngay bên dưới đây. Mời bạn cùng theo dõi.
Thẻ ghi nợ là loại thẻ an toàn, bảo mật, nhỏ gọn nên rất dễ mang đi mang lại nên sẽ hạn chế khả năng bị mất tiền. Tuy nhiên, người dùng phải nạp tiền trước mới được sử dụng và không được chi tiêu vượt quá số tiền trong thẻ.
Contents
Tìm hiểu thẻ ghi nợ là gì?
Khoản 2, 3 Điều 3 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định về thẻ tín dụng như sau:
Thẻ ghi nợ (Debit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài khoản thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ.
Trong khi đó, thẻ tín dụng (Credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.
Xem thêm: Phân biệt: Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ khác nhau như thế nào?
>>> Theo đó ta có thể hiểu thẻ ghi nợ (Debit Card) là loại thẻ thanh toán dựa theo hình thức trả trước, có bao nhiêu chi tiêu bấy nhiêu, đúng với số tiền có trong tài khoản, có tiền trong thẻ thì mới sử dụng được.
Có mấy loại thẻ ghi nợ
Tiếp theo chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về 2 loại thẻ ghi nợ phổ biến nhất hiện nay đó là thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế.
– Thẻ ghi nợ nội địa: Loại thẻ này chỉ được sử dụng để thanh toán cho các sản phẩm, dịch vụ ở phạm vi trong nước (các thẻ: Techcombank, Vietcombank, Agribank, Vietinbank…)
– Thẻ ghi nợ quốc tế: Sử dụng để thanh toán các sản phẩm và dịch vụ ở cả trong nước và nước ngoài (như MasterCard Debit, thẻ Visa Debit, JCB Debit). Đây là công cụ tài chính đắc lực đối với những ai thường xuyên có giao dịch trên phạm vi quốc tế.
Thẻ ghi nợ quốc tế có 2 loại:
+ Thẻ ghi nợ quốc tế Visa (Visa Debit): Loại thẻ thực hiện thanh toán trên nền tảng an toàn Verified by Visa.
+ Thẻ ghi nợ quốc tế MasterCard (MasterCard Debit): Loại thẻ thực hiện giao dịch thông qua nền tảng thanh toán SecureCode và được thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ có logo MasterCard.
Chức năng của thẻ ghi nợ là gì?
Để sử dụng thẻ ghi nợ hiệu quả nhất, bạn cần phải nắm được các chức năng của loại thẻ này.
– Truy vấn số dư: Tất cả thẻ ghi nợ đều có khả năng truy vấn số dư tài khoản tại các máy ATM. Bên cạnh đó, nếu đăng ký dịch vụ internet banking thì người dùng có thể truy vấn số dư mà không cần ra cây ATM.
– Rút tiền mặt: Sử dụng thẻ ghi nợđể rút tiền mặt từ tài khoản ngân hàng hoặc máy ATM. Mỗi ngân hàng sẽ có mức phí rút tiền mặt khác nhau. Một số ngân hàng cho phép rút miễn phí nếu cùng hệ thống.
– Chuyển khoản: Chuyển khoản trên Internet Banking hoặc qua máy ATM một cách dễ dàng, nhanh chóng và đơn giản. Tiền sẽ được chuyển đến tài khoản ngân hàng của người nhận chỉ sau ít phút.
Tương tự như rút tiền, khách hàng cũng có thể thực hiện chuyển khoản với thẻ ghi nợ qua máy ATM bằng số tài khoản ngân hàng hoặc trực tuyến trên điện thoại nếu có đăng ký internet banking.
– Thanh toán: Chúng ta có thể sử dụng thẻ ghi nợ để trực tiếp thanh toán hàng hóa, thanh toán hóa đơn mua sắm tại quầy hoặc online.
Các cửa hàng, trung tâm thương mại thường trang bị máy POS để khách hàng thanh tóan qua thẻ. Đối với các dịch vụ mua sắm trực tuyến, các trang thương mại điện tử sẽ yêu cầu khách hàng nhập thông tin cá nhân và thông tin thẻ, mã OTP để tiến hành thanh toán.
Ngoài ra hiện nay thẻ ghi nợ còn có thể liên kết với các ví điện tử hay các dứng dụng đặt hàng online…
Hạn mức của thẻ ghi nợ bao nhiêu?
– Nếu rút tiền qua máy ATM: Tùy chính sách từng ngân hàng, hạn mức rút tiền tại máy ATM dao động từ 10 – 100 triệu/ngày.
– Rút tiền tại quầy giao dịch: Nếu rút tiền ngay tại quầy giao dịch của ngân hàng mở thẻ, đa số các ngân hàng đều cho phép rút tối đa số tiền có trong tài khoản.
– Hạn mức chuyển tiền liên ngân hàng: Mỗi ngân hàng sẽ quy định một hạn mức chuyển tiền liên ngân hàng khác nhau.
Có nên dùng thẻ ghi nợ hay không?
Thẻ ghi nợ đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán, chuyển khoản, rút tiền của mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa, phí rút tiền mặt tại các điểm AMT cũng thấp hơn so với thẻ tín dụng. Cụ thể với thẻ tín dụng, bạn sẽ bị tính phí 4% tổng số tiền rút ra cộng thêm với lãi suất cao như một khoản vay cá nhân. Do vậy bạn nên dùng thẻ ghi nợ.
Phần kết: Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “tại sao gọi là thẻ ghi nợ” của mình. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể mở thẻ quốc tế hoặc nội địa. Dù là loại gì đi chăng nữa thì thẻ ghi nợ cũng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại.