Alibaba hiện là một trong số những sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới với số lượng giao dịch khổng lồ, đáp ứng nhu cầu mua sắm của hàng triệu người dùng và hoạt động phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp. Vậy bạn đã biết điều gì giúp Alibaba lớn mạnh như ngày nay hay chưa? Đó chính là câu hỏi mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết về mô hình thương mại điện tử của Alibaba dưới đây.
Bên cạnh gã khổng lồ Amazon tại Mỹ, chúng ta không thể không đề cập đến Alibaba – một trong các ông lớn đi đầu và thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử trên thế giới.
Tìm hiểu qua về Alibaba
Tập đoàn Alibaba được Jack Ma sáng lập vào năm 1999, website cổng thông tin doanh nghiệp Alibaba.com ra đời với mục đích là kết nối các nhà sản xuất tại Trung Quốc với người mua quốc tế. Ngay từ khi thành lập, mô hình kinh doanh của Alibaba đã tập trung vào B2B (Business-to-business) giúp kết nối các doanh nghiệp Trung Quốc có thể kết nối với nhau nhiều hơn thông qua Internet.
Cùng với việc chú trọng vào mô hình B2B, Alibaba còn hỗ trợ các hoạt động thương mại khác thông qua hệ thống Web thương mại điện tử như:
– Taobao: Dành cho người tiêu dùng giao dịch
– Tmall: Dành cho giới trung lưu ở Trung có thể mua các sản phẩm có thương hiệu
Ngoài ra, 6 công ty con là Aliexpress, 1688, Alimama, Alibaba Cloud, Ant Financial, Cainiao Network đều hoạt động rất tốt và góp phần giúp tập đoàn Alibaba trở thành một hệ sinh thái lớn.
Tìm hiểu mô hình thương mại điện tử của Alibaba
Như chúng tôi đã đề cập ở phía trên, mô hình thương mại điện tử của Alibaba chủ yếu đi theo là mô hình B2B hướng đến đối tượng khách hàng là doanh nghiệp nhiều hơn.
Vào thời điểm Alibaba chưa thành lập, mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C (Business to Consumer 0- doanh nghiệp với khách hàng) và C2C (Consumer to Consumer – khách hàng với nhau) tại châu Âu & châu Mỹ đang rất phát triển và được ứng dụng phổ biến vì nó mang lại lợi nhuận cao. Thì sau khi Alibaba ra mắt, họ đã đi theo hướng kinh doanh B2B. Mặc dù nếu sàn thương mại điện tử Alibaba áp dụng theo mô hình B2B thì sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn về bán sỉ, lợi nhuận thấp, cung ứng hàng hóa số lượng thấp. Và đặc biệt là dịch vụ vận chuyển không thực sự thuận lợi.
Cuối cùng Jack Ma vẫn lựa chọn mô hình B2B ở thị trường nội địa Trung Quốc. Có thể thấy rõ Alibaba là doanh nghiệp có tầm nhìn sâu rộng về thị trường đầy tiềm năng tại đây. Họ nhìn ra được khách hàng của họ là những doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ có khả năng cung ứng hàng hóa ra khắp toàn cầu nhưng lại thiếu đầu ra nghiêm trọng. Do đó, với tư cách là một sàn thương mại điện tử, Alibaba đã giúp các doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng khắp năm châu, tận dụng thế mạnh của một “công xưởng của thế giới” và nguồn cung cấp hàng hóa rẻ nhất.
Khi tham gia vào mô hình kinh doanh B2B của Alibaba, người bán sẽ được hệ thống cung cấp nền tảng bán hàng thông qua đăng ký tài khoản hoàn toàn miễn phí. Cách thức bán hàng trên đây cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần khai báo thông tin về sản phẩm, loại hàng hóa để người mua dễ dàng tìm kiếm. Sau khi chốt đơn hàng, 2 bên sẽ trao đổi trực tiếp trên hệ thống hoặc email.
Hơn nữa Alibaba còn áp dụng chính sách vận chuyển đến nhiều quốc gia khác nhau nên người mua có thể sở hữu các sản phẩm trên Alibaba một cách nhanh chóng, đơn giản và thuận tiện nhất.
Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn tiết lộ với bạn đọc về mô hình thương mại điện tử của Alibaba – chìa khóa then chốt nên thành công và tên tuổi của Alibaba như hiện nay. Hi vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức thú vị về ông lớn này.