Thanh toán trực tuyến an toàn: Nỗi niềm của doanh nghiệp và người mua

Thanh toán trực tuyến càng phổ biến và tiện lợi nhưng cũng đồng nghĩa với việc rò rỉ thông tin thông tin cá nhân, đánh cắp thông tin thanh toán, rủi ro về mặt pháp lý khiến người dùng trở nên cẩn trọng và e dè hơn. Do đó với tư cách là người bán/ chủ doanh nghiệp, bạn nên lựa chọn giải pháp thanh toán trực tuyến an toàn tốt nhất cho website/ ứng dụng bán hàng của mình. 

Vì sao người mua “dè chừng” với thanh toán trực tuyến

Không giống như hoạt động thanh toán cho chuỗi cửa hàng hay thanh toán cho chuỗi cung ứng tại các điểm bán bằng máy POS hoặc Smart POS, thanh toán trực tuyến trên website yêu cầu người mua phải điền thông tin như  tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ, sở thích, thói quen, địa chỉ email, nghề nghiệp, thông tin tài khoản ngân hàng… 

Thanh toán trực tuyến an toàn: Nỗi niềm của doanh nghiệp và người mua 2

Ngoài ra tình trạng các website giả mạo, đường link lạ, kẻ gian lợi dụng cơ hội chiếm đoạt tài sản ngày càng có xu hướng gia tăng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra rủi ro khiến người mua cân nhắc có nên sử dụng thanh toán trực tuyến hay không.

Nguyên tắc thanh toán trực tuyến an toàn dành cho người mua

Để tránh bị đánh cắp thông tin thanh toán qua e-banking, Internet banking, người mua cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản như sau: 

– Theo dõi lịch sử giao dịch qua website, ứng dụng ngân hàng, đăng ký nhận thông báo để phát hiện bất thường.

– Khi nghi ngờ lộ thông tin, cần liên hệ ngân hàng để khóa tài khoản hoặc dịch vụ

– Thay đổi mật khẩu thường xuyên, sử dụng tính năng “chặn giao dịch quốc tế” hoặc giới hạn hạn mức giao dịch.

– Chỉ thanh toán trên website uy tín, có chứng chỉ bảo mật SSL, tải ứng dụng từ kho ứng dụng chính thức.

– Tuyệt đối không chia sẻ thông tin thẻ, mật khẩu, mã OTP cho bất kỳ ai, sử dụng bàn phím ảo khi nhập thông tin thanh toán, tránh sử dụng wifi công cộng.

– Theo dõi thông báo từ ngân hàng, cẩn thận với các cuộc gọi, tin nhắn hay email yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền, chỉ liên hệ với ngân hàng qua kênh chính thức.

– Thoát khỏi tài khoản ngay sau mỗi giao dịch, không dùng máy tính công cộng để thanh toán trực tuyến.

Nguyên tắc lựa chọn cổng thanh toán cho doanh nghiệp

Với các doanh nghiệp cũng chính là người bán hàng online trên các website, ứng dụng đó là phải làm sao để người mua hoàn toàn tin tưởng quy trình thanh toán trực tuyến. 

Thứ nhất, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán uy tín, đạt tiêu chuẩn bảo mật, được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động. 

Thứ hai, chọn đơn vị trung gian thanh toán có tên tuổi, chất lượng dịch vụ tốt và đã được biết đến trên thị trường như AppotaPay, Momo, Ngân Lượng, ZaloPay…

Thứ ba, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán có chính sách rõ ràng, công khai, minh bạch và hỗ trợ đối tác bất cứ khi nào. 

Thanh toán trực tuyến an toàn: Nỗi niềm của doanh nghiệp và người mua 2

Nếu bạn cần một nhà cung cấp thanh toán trực tuyến an toàn đáp ứng đủ các tiêu chí trên thì AppotaPay chính là lựa chọn tốt nhất. 

– Tích hợp đơn giản: Kết nối thông minh, nhanh chóng với các nền tảng/dịch vụ khác.

– Tốc độ xử lý nhanh chóng: Hệ thống vận hành ổn định, hỗ trợ tư vấn khách hàng 24/7.

– Bảo mật tuyệt đối: Đạt tiêu chuẩn bảo mật quốc tế PCI-DSS Level 1(cấp cao nhất).

– Biểu phí hấp dẫn: Mức phí tối ưu giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tối đa.

Chúng tôi đi đầu trong cung cấp các giải pháp thanh toán số đa năng: Cổng thanh toán, hỗ trợ Thu/chi hộ, Link thanh toán Payment Link, Smart POS, Ví điện tử, TopUp, Charging,… tối ưu quy trình vận hành, tối đa hóa lợi nhuận, và mang tới trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Với hệ sinh thái lớn mạnh toàn diện, AppotaPay sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận tới hàng triệu người dùng trẻ trong độ tuổi từ 18~35 có thói quen mua sắm online, giải trí, tích điểm. 

LIÊN HỆ TƯ VẤN qua hotline 0907788363 ngay hôm nay!