Hiện trạng thanh toán không dùng tiền mặt trong dịch vụ công

Ứng dụng thanh toán không sử dụng tiền mặt trong dịch vụ công thuộc các lĩnh vực như y tế, điện, nước, giáo dục, viện phí, chi trả dịch vụ an sinh xã hội…  vừa minh bạch, vừa nhanh chóng, vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán của người dân, và đang dần trở thành xu hướng tất yếu. 

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và của tỉnh về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công, những năm qua, các sở, ngành và các đơn vị cung ứng dịch vụ công đã tích cực phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh và đơn vị trung gian thực hiện tốt các giải pháp về thanh toán không dùng tiền mặt.

Thanh toán không dùng tiền mặt trong dịch vụ công

Trong thời gian qua, ngành điện lực đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, cụ thể như: Phối hợp với các đối tác thu hộ tuyên truyền đến khách hàng về các tiện ích trong việc sử dụng dịch vụ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt; vận động khách hàng thực hiện thanh toán tiền điện bằng các hình thức như: mở tài khoản thanh toán tại các ngân hàng, đăng ký trích nợ tự động qua tài khoản, thanh toán trực tuyến qua app ngân hàng như Internet banking, Mobile banking; thanh toán qua ví điện tử… 

Hiện trạng thanh toán không dùng tiền mặt trong dịch vụ công 1

Theo đại diện cơ quan điện lực, điều này là kết quả liên tục cập nhật quy trình kinh doanh theo thanh toán điện tử và quan trọng nhất là hoàn thiện hồ sơ dữ liệu khách hàng. Ông Võ Quang Lâm, Phó Giám đốc EVN đánh giá “Trước đây thì mỗi một tỉnh là một cái cơ sở khách hàng thì chúng tôi phải đồng nhất lại thành cơ sở dữ liệu khách hàng tập trung và chúng tôi chuẩn hóa lại cái cơ sở dữ liệu khách hàng này theo cái hướng là được điện tử hóa.”

Để có được kết quả đó, các đơn vị cung ứng dịch vụ công đã chủ động phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ, thanh toán ứng dụng QR Code để cho phép phụ huynh, học sinh, người bệnh, người dân… sử dụng thiết bị di động, thẻ ngân hàng để thanh toán.

Các ngân hàng cũng tích cực tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân về lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt, qua đó giúp người dân tiết kiệm thời gian, quản lý chi tiêu dễ dàng, đa dạng hóa các phương thức thanh toán mang lại nhiều thuận tiện cho khách hàng. Ngoài ra, cổng dịch vụ công quốc gia cũng liên tiếp có những bước tiến mới cho phép người dân, doanh nghiệp sử dụng các ứng dụng của ngân hàng thương mại nhiều hơn. Theo đó, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ông Đặng Minh Tuấn chia sẻ “Trong năm 2022 vừa rồi là Chính phủ đã đưa cái dịch vụ công vào và một cái số liệu có thể nói là không tưởng trong thời gian rất ngắn, gần như 90 % các cái tỉnh, thành phố cũng như một 50 % các bộ, ngành đã tham gia vào đây và kéo cái đấy là các thể chế đi theo. Là điều kiện vô cùng thuận lợi cho hệ thống ngân hàng nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.”

Từ thực tế có thể thấy, việc thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ giúp đơn vị cung ứng dịch vụ công dễ dàng quản lý, tạo sự minh bạch trong các khoản chi mà còn giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí, hạn chế rủi ro khi mang nhiều tiền mặt bên người, tạo điều kiện để người tiêu dùng thanh toán thuận tiện, an toàn, chính xác.

Các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay

Dưới đây là một số giải pháp thanh toán không sử dụng tiền mặt phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. 

Máy POS 

Máy POS quẹt thẻ là cổng thanh toán dành cho phương thức thanh toán bằng thẻ ghi nợ và tín dụng được sử dụng rộng rãi hơn nhờ khả năng chấp nhận nhiều loại thẻ bao gồm thẻ từ, thẻ chip, thẻ contactless và mã QR. Đặc biệt, máy SmartPOS tích hợp giải pháp thanh toán VNPAY-POS có tính năng thanh toán bằng mã QR động (nội dung thanh toán được tùy chỉnh theo từng giao dịch). 

Mã QR

Thanh toán qua mã QR là hình thức khách hàng quét mã QR tĩnh trên ứng dụng Internet Banking hoặc các ví điện tử để chuyển tiền đến tài khoản của doanh nghiệp.

Hiện trạng thanh toán không dùng tiền mặt trong dịch vụ công 2

Hình thức thanh toán qua mã QR khá phổ biến nhờ tính đơn giản và thuận tiện. Nhưng chỉ thực hiện được nếu khách hàng sử dụng điện thoại thông minh có kết nối mạng và đã cài ứng dụng Internet Banking/Mobile Banking/ví điện tử,…

Ví điện tử

Ví điện tử là tài khoản online có liên kết với tài khoản ngân hàng và cho phép khách hàng thanh toán các giao dịch như chi trả hóa đơn, đặt hàng, chuyển tiền, nạp tiền trực tuyến. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, laptop có kết nối mạng, khách hàng đã có thể thanh toán các hóa đơn, mua sắm, đặt vé máy bay, vé tàu,… nhanh chóng.

Hiện trạng thanh toán không dùng tiền mặt trong dịch vụ công 3

Internet/Mobile banking

Thanh toán bằng Internet banking là phương thức thanh toán hóa đơn bằng việc truy cập Internet trên các thiết bị di động khi mua sắm qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,… hoặc thanh toán các hóa đơn tiện ích.

Cổng thanh toán trực tuyến

Hay còn gọi là cổng thanh toán online là hệ thống kết nối giữa ngân hàng. Thông qua cổng thanh toán trực tuyến, người mua có thể thanh toán cho người bán thông qua website thương mại điện tử mà không cần sử dụng tiền mặt.

Hiện trạng thanh toán không dùng tiền mặt trong dịch vụ công 4

Cổng thanh toán AppotaPay là giải pháp thanh toán toàn diện, giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu, tiếp cận thị trường quốc tế dễ dàng nhất, với ưu điểm:

– Đa dạng thanh toán nội địa & quốc tế

– Tích hợp tiện lợi qua website, ứng dụng di động

– Xử lý 350.000 giao dịch/phút

– Hệ thống quản lý thân thiện, rõ ràng giúp doanh nghiệp dễ dàng vận hành và đối soát

– Support 24/7, hỗ trợ kịp thời các sự cố kỹ thuật

AppotaPay tự hào đã mang giải pháp Cổng thanh toán tới hơn 500 doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước như Momo, Techcombank, Bigo, TikTok, VNPay, VinID,… Với tiêu chí AN TOÀN – TIỆN LỢI – TỐI ƯU, AppotaPay cam kết mang đến những giải pháp công nghệ mới, dẫn đầu xu hướng “thanh toán không tiền mặt”, phù hợp với cả khách hàng B2B và B2C.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here