Khái niệm Mini app đang nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì nó mang lại nhiều lợi ích với mức chi phí vừa phải. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu mini app là gì, ưu nhược điểm của mini app, doanh nghiệp có nên đầu tư vào mini app hay không?
Contents
Mini app là gì?
Mini app là ứng dụng nhỏ hay ứng dụng con, bản chất là một ứng dụng chạy trên một nền tảng.
Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là “nền tảng” mà Mini app chạy trên đó chính là một ứng dụng khác (hay còn gọi là ứng dụng chủ, app chủ). Chúng ta có thể tưởng tượng mini app là con và app chủ là mẹ. Khi app chủ đạt đến mức có thể xây dựng hệ sinh thái đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng thì sẽ được gọi là Super app – siêu ứng dụng.
Ví dụ: ShopeeFood là một Mini app trên ứng dụng Shopee hay các ứng dụng như Pizza Hut, Ahamove, Booking Care cũng là các mini app trên nền tảng của ứng dụng MoMo.
Ưu nhược điểm của mini app
Mặc dù là con nhưng Mini app cũng sở hữu những ưu nhược điểm riêng biệt như sau:
Ưu điểm
- Đăng ký miễn phí nhưng doanh nghiệp phải trả cho đội ngũ IT in-house (nội bộ) hoặc đơn vị outsource (thuê ngoài) để phát triển mini app.
- Tiết kiệm thời gian: So với Native App hoặc Hybrid App thì Mini App có hệ thống framework (khung phần mềm có đoạn code đã được viết sẵn) đơn giản và APIs (giao diện lập trình ứng dụng) hữu ích, giúp lập trình viên triển khai ứng dụng một cách tiết kiệm và nhanh chóng.
- Tận dụng hệ sinh thái, người dùng sẵn có hoặc thanh toán trực tuyến, giao hàng, Marketing của các super app.
- Gia tăng trải nghiệm cho người dùng nhờ dung lượng thấp. Hơn nữa, việc tận dụng hệ sinh thái của super app, khách hàng sẽ có trải nghiệm liền mạch từ khâu mua sắm, thanh toán, theo dõi đơn hàng, hỗ trợ, voucher… trên cùng 1 app duy nhất.
- Là bước đệm hoàn hảo cho doanh nghiệp thích nghi với hạ tầng công nghệ, môi trường trên thương mại điện tử và lên chiến dịch kinh doanh trực tuyến hiệu quả.
Nhược điểm
- Không có nhiều đơn vị phát triển vì tại Việt Nam thuật ngữ này chưa thực sự phát triển nên nếu muốn phát triển Mini App trên các Super App khác thì doanh nghiệp cần có đơn vị thực hiện..
- Không sở hữu dữ liệu: Khi phát hành Mini App, doanh nghiệp phải đánh đổi việc thất thoát dữ liệu khách hàng vào tay các “ông lớn” do tất cả mã nguồn, data đều được lưu trữ trên server của các super app.
- Chưa thể hiện hết nét đặc trưng của doanh nghiệp vì mini app phải tuân thủ một số tiêu chuẩn nhất định của với Super App từ framework, APIs, UI Component.. để đồng bộ giao diện với “ứng dụng mẹ”.
Doanh nghiệp có nên đầu tư vào mini app?
Bài toán đặt ra ở đây là, trong bối cảnh xu hướng phát triển thời đại 4.0 như hiện nay thì doanh nghiệp có nên đầu tư vào phát triển mini app hay không?
Từ những phân tích ở trên thì ta có thể thấy rằng, mini app được xem như là bước đệm hoàn hảo cho bất kỳ doanh nghiệp nào nếu muốn tham gia thị trường thương mại điện tử để tận dụng những lợi ích từ siêu ứng dụng (Super App). Nhưng những hạn chế về đội ngũ kỹ thuật, dữ liệu người dùng và định vị thương hiệu cũng cần được xem xét và cân nhắc trước khi đưa ra bất kỳ quyết định cuối cùng.
Dịch vụ bán mã thẻ trên miniapp của AppotaPay
Là giải pháp bán mã thẻ bằng miniapp, chúng tôi cung cấp mã thẻ cho toàn bộ thẻ game và dịch vụ giải trí có mặt trên thị trường với ưu điểm:
- Khách hàng nhận thẻ online 24/7, thẻ được trả về nhanh chóng thông qua API đã kết nối.
- Không tồn đọng vốn: Không yêu cầu ký quỹ cố định, cam kết sản lượng.
- Kho thẻ khổng lồ của các nhà cung cấp: Appota Card, ZingVn, Garena, VCoin, Funcard,…
- Mua mã thẻ chiết khấu cao, mức chiết khấu hấp dẫn dành riêng cho đối tác, đại lý của AppotaPay.
Liên hệ ngay để trở thành đối tác của AppotPay nhé!